2 ngày nữa, vệ tinh do Việt Nam chế tạo sẽ được phóng vào vũ trụ

PV |

Thời gian phóng dự kiến là 7h50:20 – 7h59:37 (theo giờ Việt Nam).

Ngày 30/11/2018, Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã công bố lịch phóng tên lửa Epsilon số 4 chính thức vào ngày 17/1/2019 tới.

Tên lửa Epsilon số 4 sẽ đưa 7 vệ tinh lên quỹ đạo, trong đó có vệ tinh MicroDragon do Việt Nam chế tạo.

Thời gian phóng dự kiến là 9h50:20 - 9h59:37 (giờ Nhật Bản) tức 7h50:20 – 7h59:37 (giờ Việt Nam).

Theo thông báo của JAXA, MicroDragon sẽ được tách khỏi tên lửa đẩy ở độ cao 511km với vận tốc là 7.6 km/s.

Sau khi đưa lên quỹ đạo, nhiệm vụ chủ đạo của MicroDragon là chụp ảnh theo dõi chất lượng nước biển ven bờ để phục vụ cho ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản Việt Nam.

Việc thu được ảnh của vệ tinh MicroDragon là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng micro trên thế giới, nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhanh trong các hoạt động như phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

2 ngày nữa, vệ tinh do Việt Nam chế tạo sẽ được phóng vào vũ trụ - Ảnh 2.

Các nhà nghiên cứu bên cạnh vệ tinh MicroDragon. Ảnh: TTCC.

Vệ tinh MicroDragon có khối lượng khoảng 50kg là sản phẩm trong khuôn khổ của Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Vệ tinh này được nghiên cứu, phát triển bởi 36 học viên (là các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam) tại 5 trường Đại học Nhật Bản, gồm: Đại học Tokyo, Đại học Keio, Đại học Hokkaido, Đại học Tohoku và Học viện Công nghệ Kyushu dưới sự đào tạo và hướng dẫn của các giáo sư, chuyên gia trong trường từ năm 2013 đến năm 2017.

Mục đích chính của vệ tinh MicroDragon là công cụ để đào tạo thực hành chế tạo thử nghiệm vệ tinh lớp micro, báo Tin tức đưa tin theo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

2 ngày nữa, vệ tinh do Việt Nam chế tạo sẽ được phóng vào vũ trụ - Ảnh 3.

Vệ tinh MicroDragon. Nguồn: VNSC

PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) cho biết trên báo Tuổi trẻ: "Mục đích chính của vệ tinh MicroDragon là công cụ để đào tạo thực hành chế tạo thử nghiệm vệ tinh lớp micro. Nhiệm vụ chủ đạo khi thiết kế của MicroDragon là chụp ảnh theo dõi chất lượng nước biển ven bờ để phục vụ cho ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản Việt Nam".

PGS.TS Phạm Anh Tuấn nói thêm: "Việc có ảnh vệ tinh MicroDragon ở vị trí chụp mong muốn là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng micro trên thế giới nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhanh trong các hoạt động như phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu".

Trước đó, năm 2013, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam từng phóng thành công một vệ tinh khác với tên gọi PicoDragon. Đây là sản phẩm đầu tay của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nhằm đo đạc thông số chụp ảnh vệ tinh, thông số môi trường vũ trụ.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại