1001 thắc mắc: Loài chim nào được mệnh danh là 'thánh tán gái'?

ĐỖ HỢP |

Ở Australia tồn tại một loài chim có kĩ năng quyến rũ "bạn tình" vô cùng công phu và nghệ thuật.

Vì sao được phong biệt danh “chim phòng the”?

Chim đinh viên - Chim bowerbird còn được biết đến với tên gọi khác là chim xanh, chim phòng the. ... là loài chim đặc hữu trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt của miền đông nước Úc.

Chim bowerbird có bộ lông màu xanh đen, ánh kim, trọng lượng khoảng 250g - 300g với chiều dài thân từ đầu đến đuôi khoảng 30cm. Chim bowerbird ăn trái cây, đôi khi chúng cũng ăn côn trùng.

"Bower'' ở đây có thể được dịch theo nghĩa đen là ''khuê phòng''. Đỏm dáng không thôi chưa đủ, sự quyến rũ của chim Bowerbird còn tới từ đức tính kiên nhẫn, tài năng nghệ thuật, tính cách tinh tế, và sự chu đáo tỉ mỉ. 

Trong thực tế, loài chim này thường dày công thiết kế và tạo ra một viễn cảnh thơ mộng để thu hút con cái tới giao phối. Thời gian dành cho công việc này thường kéo dài trong hẳn từ 9 cho tới 11 tháng.

Phần quan trọng nhất trong các công đoạn chính là quá trình dựng lên một chiếc tổ tuyệt đẹp. Các nhà khoa học gọi đây là vật chứng biểu lộ cho "tổ ấm tình yêu" hoàn hảo, thứ mà thực chất cũng sẽ gây thu hút đối với các con cái thuộc các loài động vật khác. Chỉ có điều, không phải loài sinh vật nào cũng sở hữu năng khiếu nghệ thuật như Bowerbird.

Hấp dẫn vì nhẫn nại, tinh tế và chu đáo?

Theo phân tích khoa học, não bộ của loài Bowerbird có khả năng thực hiện các suy nghĩ tính toán, kết hợp với tư duy phối cảnh và chọn lựa màu sắc trong hội họa. Chính bởi thế, dưới góc nhìn của các nghệ sĩ chuyên nghiệp, chim Bowerbird có thể tạo nên một chiếc tổ tuyệt đẹp, đạt độ chuẩn xác về phối cảnh cũng như thẩm mỹ.

Đáng kinh ngạc hơn, "thánh tán gái" trong thế giới loài chim còn thực sự thuần thục một số thủ thuật không gian. Chúng biết áp dụng luật xa gần khi trang trí các vật thể theo thứ tự lần lượt: vật lớn đặt xa và vật nhỏ đặt gần. Vị trí xa gần được tính toán phù hợp với vị trí của các con chim cái đang nằm trong phạm vi tán tỉnh của chim đực.

Thủ thuật này thường được các kiến trúc sư sử dụng để khiến các công trình thiết kế của họ trông bề thế hơn. Tất nhiên, trong trường hợp mục đích của Bowerbird, chiếc tổ trông càng lớn sẽ càng dễ thu hút chim cái hơn.

Mặt khác, Bowerbird cũng rất tinh tế trong việc chọn lựa các vật thể dùng để trang trí lên chiếc tổ của chúng. Bowerbird có màu sắc ưa thích là màu xanh lam (blue) nhưng chúng không ngại dùng những vật mang màu sắc khác vào công việc trang trí. Những đám lông màu sắc, quả mọng, vỏ cây hoặc hoa lá, dù trang trí bằng loại vật liệu nào, chim Bowerbird vẫn luôn cho thấy chúng xứng đáng là bậc thầy phối màu trong giới động vật.

Sau khi dày công tạo nên tổ ấm hoàn hảo, các chú chim đực rất kiên nhẫn trong việc chờ đợi các chim cái tới giao phối. Thực tế, các chim đực cũng không phải chờ đợi quá lâu. Thật khó để các chim cái có thể cưỡng lại được vẻ đẹp của chiếc tổ một khi chúng đã nhìn thấy. Thông thường, chim cái sẽ mau chóng tự nguyện bay vào tổ ấm để thực hiện giao phối với bạn tình.

Qua quá trình theo dõi Bowerbird, các nhà khoa học thừa nhận những con đực của loài này xứng danh là những quí ông quyến rũ nhất hành tinh. Những phẩm chất tính cách của chúng như nhẫn nại, tinh tế và chu đáo, đều là những phẩm chất có sức hấp dẫn đặc biệt.

Video loài chim xinh đẹp làm tổ kỳ lạ trên mặt đất:

 9 loại tổ chim có kiến trúc đặc biệt đến mức ngay cả loài người cũng thấy thán phục

Cú lùn hoang mạc Cactus Ferruginous làm tổ trong cây xương rồng

Loài này được tìm thấy ở vùng hoang mạc thuộc tiểu bang Arizona miền Tây Nam nước Mỹ. Chúng có thân hình nhỏ nhắn, con trưởng thành có thể nằm gọn trong lòng bàn tay của bạn.

Kích thước khiêm tốn này thực chất lại là lợi thế của loài cú lùn, chúng dễ dàng thích nghi với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và tìm được nơi ẩn náu bên trong những cây xương rồng.

Én cát đào đất làm tổ trên những con đê

Loài én cát (Sand Martin) nhỏ xinh này có tập tính bầy đàn với số lượng cực lớn, có thể lên đến 4000 cá thể. Chúng sống theo cặp, mỗi đôi chim sẽ tìm nơi đất mềm, đủ để đào một cái tổ nhỏ sâu khoảng 50 cm trên những bờ đê tự nhiên hoặc nhân tạo.

Chim thợ dệt xây tổ to như đống rơm

Nhìn hình bên dưới các bạn có thể thấy tổ của chúng to và thô kệch, một khối hỗn tạp của rơm và cành cây. Trên thực tế đây chính là một cấu trúc tương tự như những "khu phức hợp" hoặc chung cư của loài người, là nơi trú ngụ của hơn 400 cá thể chim thợ dệt.

Chim thợ dệt (Weavers, hay đầy đủ hơn là Sociable Weavers) là một loài thuộc họ chim sẻ đặc hữu của Nam Phi, chúng có tập tính bầy đàn và tổ chức xã hội rất cao. Chim thợ dệt cùng nhau xây tổ và có sự phân chia nhiệm vụ vô cùng chặt chẽ. Được biết, trong quá trình tìm rơm và cành cây về xây tổ, các con chim đầu đàn sẽ giám sát và trừng phạt những con chim lười biếng trong bầy.

Chim cu đất Châu Úc xây tổ to nặng nhất thế giới

Australian Malleefowl là một loài tương tự như chim cu đất ở Việt Nam nhưng có kích thước to cỡ một con gà. Chúng có tập tính đào đất làm tổ và tổ của chúng là một trong những cấu trúc tổ chim to nhất từ được ghi nhận, thậm chí từng được ghi vào sách kỷ lục Guinness. Các nhà sinh vật học khám phá ra rằng loài chim này không xây tổ để ở, chúng dùng cái tổ to đùng này chỉ để ấp trứng mà thôi.

Chim chích đầu vàng "dệt tổ" từ tơ nhện như một người thợ may lành nghề

Chim chích đầu vàng (Golden-Headed Warbles, hay Cisticolas) có cách gia cố tổ ấm thật là độc đáo. Chúng là loài chim ăn côn trùng, sau khi "chén" vài em nhện thì chim chích đầu vàng sẽ trưng dụng luôn tơ nhện của nạn nhân để làm tổ.

Chim ó đen làm tổ bằng các loại rác thải nhựa

Chim ó đen Châu Âu (European Black Kite) là một loài chim săn mồi phổ biến với số lượng lên đến khoảng 6 triệu cá thể trên toàn cầu. Tất nhiên chúng không phải là loài chim duy nhất tha rác về làm tổ, nhưng là loài chim duy nhất làm tổ bằng rác với một lý do vô cùng độc đáo.

1001 thắc mắc: Loài chim nào được mệnh danh là thánh tán gái? - Ảnh 2.
Chim sẻ Rufous Hornero xây tổ giống một cái lò bằng đất

Loài sẻ Rufous Hornero ở Nam Mỹ còn được gọi với cái tên Ovenbird- tức chim có tổ giống như lò đất, dựa trên chất liệu và cách thức xây tổ. Chúng dùng bùn và đất mùn để đắp thành một cấu trúc có hình dạng như cái tô úp ngược trên cành cây, với một cái lỗ nhỏ để chui ra chui vào. Ánh mặt trời sẽ nung nóng và làm khô cái tổ bằng bùn đất, khiến nó cứng lại thành một khối vững chắc.

1001 thắc mắc: Loài chim nào được mệnh danh là thánh tán gái? - Ảnh 3.

Montezuma Oropendola – loài chim xây tổ như những bao tải treo ngược

Loài chim đặc hữu ở Nam Mỹ này bện những cái tổ lủng lẳng trên cành cây từ dây leo và lá chuối khô. Những cái tổ này có thể dài từ 1,5 đến 2 mét và trông như những quả bóng được bọc trong chiếc tất. Oropendola sống theo bầy đàn và chúng có thể làm từ 30 đến 150 tổ trên cùng một cái cây.

1001 thắc mắc: Loài chim nào được mệnh danh là thánh tán gái? - Ảnh 4.
Chim ưng vùng cực bắc với cái tổ 2500 tuổi

Gyrfalcon là loài chim ưng sống và sinh sản ở những bờ biển phía bắc, nơi có khí hậu lạnh lẽo quanh năm. Sống trong môi trường khắc nghiệt, chúng thiếu thốn vật liệu xây dựng và phải làm tổ trong những hốc đá.

Qua hàng ngàn năm, các thế hệ chim ưng cùng chia sẻ một tổ ấm. Năm 2009 các nhà nghiên cứu thuộc đại học Oxford là làm thí nghiệm đồng vị carbon vật chất tìm thấy trong tổ Gyrfalcon và có phát hiện đáng ngạc nhiên.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại