1001 thắc mắc: Chuột túi có được xếp vào bộ chuột không?

CHÂU ANH |

Chuột túi Kangaroo là biểu tượng đặc trưng của đất nước Úc. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều dòng chuột túi: chuột túi đỏ, chuột túi cây, chuột túi đen, chuột túi xám…Câu hỏi đặt ra là chuột túi có được xếp vào bộ chuột hay không?

Chuột túi Kangaroo được xếp vào dòng thú có túi thuộc họ Macropods (họ chân lớn). Đây là dòng chuột duy nhất không được xếp vào bộ chuột hay bộ gặm nhấm.

Australia là thiên đường của loài chuột túi, có đến hơn 50 giống. Đặc trưng về hình thái không giống nhau, to nhỏ chênh nhau rất lớn. Những con Kangaroo đỏ và Kangaroo xám có thể nói là "khổng lồ", thân dài đến 2,76m; nặng 75-80kg. Những con chuột túi nhắt chỉ dài khoảng 5cm; nặng 4g, có giống chuột túi đá chịu hạn và chịu nóng rất giỏi, và còn biết uống cả nước biển.

Chuột túi giỏi nhảy, dựa vào đôi chân sau khỏe mạnh nhảy đi kiếm ăn. Nó có chiếc đuôi dài và khỏe. Khi ngồi nghỉ, đuôi và cơ chân tạo hành một thế chân kiềng rất vững. Khi nhảy đuôi có tác dụng giữ cân bằng cơ thể giống như một "cầu nhảy" bật mạnh, khiến cho chuột túi nhảy vừa xa vừa nhanh.

Khi nhảy nhanh nó có thể đạt tốc độ 60km/giờ, nó có thể nhảy vọt qua vật cản cao 2-3m, xa 7-8m. Điều lạ là chuột túi chạy càng chậm thì càng tốn sức, tăng nhanh đến một mức độ nhất định, năng lượng tiêu hao mới giảm đi.

Chuột túi sống ở trên đồng cỏ, sa mạc. Khi hạn hán, nó có khả năng tiết kiệm được nước và tản nhiệt, lại có khả năng đào giếng sâu khoảng 1m trên hoang mạc để tự cứu. Chuột túi bình thường rất hiền lành, chịu nghe lời, không chủ động tấn công. Nhưng khi cáu giận nó lao vào cuộc chiến đấu ngoan cường.

1001 thắc mắc: Chuột túi có được xếp vào bộ chuột không? - Ảnh 1.

Chuột túi tuy đẻ con, nhưng không có nhau thai

Chuột túi tuy đẻ con, nhưng không có nhau thai - Con mẹ mang thai chỉ 4-5 tuần lễ là đẻ ra một tí nhau bé bằng đầu chiếc bút, dài 2cm, nặng 0,5-0,75g; không có lông cũng không có hình thù gì. Con non sinh ra thường sẽ bị mù. 

Nhờ mẹ liếm láp mở đường, chuột sơ sinh lần mò bằng đôi chi trước và dựa vào khứu giác nhạy bén, bò vào túi mẹ, ngậm đầu vú mẹ trong túi để "hay ăn chóng lớn". 

Đến 200 ngày sau, chuột túi con có thể thò đầu ra ngoài, hoặc ra hẳn ngoài hoạt động. Nhưng hễ gặp nguy hiểm, nó lại tọt ngay vào túi mẹ và con mẹ mang con nhảy trốn. Khi con đã trưởng thành, có thể tự kiếm sống, con mẹ không cho vào túi nữa.

Khả năng sinh sản của chuột túi thật kinh khủng. Khi con trong túi đã biết kiếm ăn, đứa thứ 2 đã ra đời, đồng thời có thể mang thai đứa thứ 3.

Kangaroo là loài động vật chuyên hoạt động vào ban đêm – nhất là vào mùa hè nóng nực. Vào những ngày trời mát mẻ, chúng có thể kiếm ăn vào cả buổi sáng. Thức ăn của chuột túi Úc thường là thực vật như lá cây, nấm… cũng có thể là các loài côn trùng như sâu bọ.

1001 thắc mắc: Chuột túi có được xếp vào bộ chuột không? - Ảnh 2.

Photo: ..

Chuột túi Kangaroo là loài động vật có cấu tạo hệ tiêu hóa gần giống với gia súc như bò , cừu. Chính vì vậy, lượng thức ăn đã ăn rồi chúng vẫn có thể nôn ra, nhai lại và tiêu hóa thêm lần nữa.

Các nhà khoa học cho rằng, chuột túi xuất hiện ở Australia cách đây 25 triệu năm. Tên gốc của chuột túi Úc là kanguru được sử dụng từ năm 1770, đến năm 1970 – nhà khoa học John B. Haviland chính thức đổi tên loài chuột túi này thành Kangaroo. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều dòng chuột túi: chuột túi đỏ, chuột túi cây, chuột túi đen, chuột túi xám….

Kangaroo đỏ có tên gọi khoa học Macropus rufus – đây được xem là loài chuột túi lớn nhất trong tất cả các dòng. Chuột túi đỏ được miêu tả và đặt tên bởi Desmarest vào năm 1822. Chuột túi đỏ có môi trường sống khá phong phú, chúng phân bổ ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Chúng chuyên sinh sống ở các vùng đất khô cằn và bán khô cằn. Chuột túi Kangaroo đỏ thường được tìm thấy nhiều ở vùng núi phía tây New South Wales.

1001 thắc mắc: Chuột túi có được xếp vào bộ chuột không? - Ảnh 3.

Chú Kangaroo đỏ đực lớn nhất từng được biết có chiều cao 2,1m, và nặng 90kg.

Chuột túi xám miền tây có tên gọi là Macropus fuliginosus. Chuột túi xám tây được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực tây Úc và lưu vực sông Murray. Chuột túi xám tây sống thành từng đàn, một đàn có khoảng 15 con. 

Chuột túi xám tây khi trưởng thành cơ thể nặng khoảng 54kg, chiều cao của chúng vào khoảng 1m. Bộ lông của loài này khá dày và thô ráp. Toàn bộ cơ thể của chúng có màu xám hoặc nâu, phần cổ họng – ngực – bụng màu nhạt hơn, mặt có màu đen. 

Chuột túi antilopinus: có kích thước lớn chỉ nhẹ hơn một chút so với dòng chuột túi đỏ và chuột túi xám đông. Loài chuột túi antilopinus gần giống với loài linh dương. Con đực trưởng thành thường có màu đỏ ở phần vai, con cái thường có màu xám đậm hơn con đực. Dòng chuột túi antilopinus thường sinh sống ở khu vực miền bắc và miền tây của nước Úc.

 Clip chuột túi 'ẩu đả', nguồn Youtube

1001 thắc mắc: Chuột túi có được xếp vào bộ chuột không? 


Từ kangaroo xuất phát từ từ gangurru trong tiếng Guugu Yimithirr, một ngôn ngữ của dân bản địa. Một huyền thoại phổ biến trong tiếng Anh cho rằng "kangaroo" là một câu trong tiếng Guugu Yimithirr nghĩa là "Tôi không hiểu". Chuột túi kiếm ăn hoặc di chuyển ở tốc độ chậm, chúng dùng tất cả 4 chân, còn khi đi nhanh thì chúng di chuyển bằng cách nhảy vọt. Đuôi của chúng giúp cơ thể giữ thăng bằng khi nhảy. Chú Kangaroo đỏ đực lớn nhất từng được biết có chiều cao 2,1m, và nặng 90kg. Sở dĩ Kangaroo có thể sống được lâu dài tại vùng sa mạc nóng bỏng của Úc là vì khi quá nóng, chúng liếm cặp chân trước (có ít lông). Khi nước bọt bay hơi, nó sẽ làm mát máu bên dưới lớp da rồi toàn cơ thể.





Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại