10 vũ khí không gian châm ngòi chạy đua vũ trang mới

Hải Yến |

Tạp chí của Mỹ mới cập nhật top 10 vũ khí có thể châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang mới trong tương lai.

Top 10 loại vũ khí dưới đây vừa được tạp chí Space.com của Mỹ cập nhật, được giới quân sự cho rằng có thể châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang mới trong tương lai, nhất là trong bối cảnh thế giới đa cực ngày sâu nặng như hiện nay.

Vũ khí không gian (Space weapon) rất đa dạng, bao gồm cả vũ khí tấn công các hệ thống không gian trên quỹ đạo (vũ khí chống vệ tinh), tấn công các mục tiêu trên mặt đất từ ​​không gian hoặc vô hiệu hóa tên lửa hoạt động trong không gian.

Trong quá trình quân sự hóa không gian, vũ khí này được phát triển chủ yếu bởi các siêu cường thời Chiến tranh Lạnh, và hiện nay, nhiều nước vẫn âm thầm phát triển. Vũ khí không gian cũng là một chủ đề hot trong khoa học viễn tưởng và các trò chơi game mang tính thương mại.

Hệ thống vũ khí không đối không được dư luận nhắc đến như chương trình trạm không gian quân sự bí mật Almaz của Liên Xô trước đây, được được trang bị một pháo tự động 23mm cố định để tấn công máy bay của đối phương.

Hệ vũ khí đất đối không như Aegis Ballistic Missile Defense hay RIM-161 Standard Missile 3 của Mỹ được phóng đi từ tàu khu trục lớp Ticonderoga, USS Shiloh Hải quân Mỹ đều thuộc nhóm vũ khí không gian.

Ngày 23/3/1983, Tổng thống Ronald Reagan đề xuất Sáng kiến phòng thủ chiến lược, chương trình nghiên cứu với mục tiêu phát triển một hệ thống phòng thủ nhằm phá hủy ICBM (Tên lửa liên lục địa) của đối phương. Hệ thống phòng thủ được mang tên là Star Wars, gọi theo tên của một bộ phim tấn nổi tiếng của Hollywood.

Trọng tâm của dự án cho ra đời một số vũ khí đặc biệt như Brilliant Pebbles, gồm các phương tiên tìm và diệt Kinetic Kill Vihiclese, tên lửa nhỏ phóng từ vệ tinh nhắm vào mục tiêu kẻ thù, các vệ tinh mang laser siêu mạnh hoặc chùm hạt.

Khi tên lửa được phát hiện, các vệ tinh sẽ nhắm vào tên lửa (hoặc đầu đạn hạt nhân) để tiêu diệt chúng..... Các cuộc thử nghiệm đã và đang được Mỹ tiến hành tại căn cứ quân sự Edwards Air Force Base.

10 vũ khí không gian châm ngòi chạy đua vũ trang mới  - Ảnh 1.

Vũ khí không gian từ viễn tưởng thành hiện thực, nên ghép thành

Ngoài ra còn phải kể đến vũ khí quỹ đạo, tức vũ khí có quỹ đạo quay quanh một vật thể lớn như một hành tinh hay mặt trăng.

Đây là loại vũ khí dùng cho tấn công các mục tiêu trên một hành tinh, mặt trăng hoặc đối tượng khác như từ quỹ đạo xung quanh đối tượng, chứ không phải là từ một chiếc máy bay, hoặc một nền tảng vượt quỹ đạo khác.

Loại vũ khí này từng được nhắc đến trong tiểu thuyết, nhưng hiện đang trở thành hiện thực, được nhiều cường quốc âm thầm nghiên cứu, phát triển mặc dù Hiệp ước SALT II năm 1979 đã có những quy định cấm triển khai các hệ thống vũ khí nói trên.

Top 10 vũ khí không gian làm thay đổi bộ mặt cuộc chiến tương lai

1. Vũ khí "hành tinh nhỏ"

Theo báo cáo RAND Corporation, trong dự án mang tên Manhattan Project WWII, Mỹ đã thực hiện chương trình sản xuất một loại vũ khí không gian rất đặc biệt có tên "hành tinh nhỏ", hoạt động lơ lửng trong vũ trụ, có thể tất công bất kỳ mục tiêu nào của đối phương một khi phát hiện thấy, vì vậy giới khoa học đã xếp vào nhóm vũ khí rất lợi hại, nguy hiểm hơn cả bom A (bom hạt nhân).

2. Vũ khí tầm cao

Vũ khí tầm cao (High-altitude weapons) là loại vũ khí sử dụng năng lượng điện từ, có khả năng phá hủy và làm gián đoạn các thiết bị điện và điện tử, gây phát tán bức xạ điện từ làm tăng dòng cũng như điện áp.

Các sự cố này thường kéo theo các vụ nổ nguy hiểm cho đối phương, kể cả các phương tiện bay, nhất là là máy bay chở khách.

3. Tàu không gian X-37B

Tàu không gian không người lái X-37B hay phương tiện thử nghiệm bay quanh quỹ đạo (Orbital Test Vehicle), do hãng Boeing sản xuất theo hợp đồng của Không quân Mỹ, dài 8,9 m, sải cánh 4,5 m, cao 2,9 m, nặng 4.990kg.

Được phóng thẳng đứng từ tên lửa đẩy Lockheed-Martin Atlas V lên quỹ đạo tầng thấp, có khả năng bay liên tục 270 ngày đêm. X-37B được coi là sự kết hợp hoàn hảo giữa máy bay quân sự và tàu vũ trụ, đặc biệt, nó còn được trang bị một loại vũ có thể "thả" những thanh vonfram hay "vũ khí của Chúa" (Rodssoff God) từ vũ trụ nhắm tới các mục tiêu dưới đất.

4. Tên lửa xuyên lục địa

Tên lửa xuyên lục địa (Intercontinental ballistic missile ), viết tắt ICBM, là tên lửa đạn đạo có tầm bắn trên 5.500 km, mang nhiều đầu đạn hạt nhân.

Do tầm bắn xa và mang nhiều đầu đạn hạt nhân, nên tên lửa ICBM thường được đặt trên tàu ngầm hay căn cứ mặt đất và có tính hủy diệt cao trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân diện rộng.

Khác với tên lửa đạn đạo chiến thuật (dưới 300 km), tên lửa đạn đạo tầm ngắn (dưới 1.000 km) và tầm trung (dưới 5.000 km), ICBM có tốc độ lớn hơn và tầm bắn xa hơn.

Trong số 5 quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Nga và Trung Quốc đã phát triển thành công tên lửa ICBM, trong khi đó Anh và Pháp lại có các tên lửa tầm trung và chủ yếu được phóng từ tàu ngầm.

5. Phòng thí nghiệm có người lái trên quỹ đạo

Trong chương trình nghiên cứu Phòng thí nghiệm có người lái trên quỹ đạo (Manned Orbiting Laboratory) hay MOL của Không quân Mỹ thực hiện năm 1965, người ta đã phóng đi một con tàu hay phòng thí nghiệm có người lái lên quỹ đạo, giống như tàu Gemini của NASA, làm nhiệm vụ do thám từ quỹ đạo bằng kính viễn vọng có độ phân giải siêu cao.

Dự án kết thúc năm 1969, và từ đây vệ tinh do thám không người lái đã được thay cho các chuyên bay có người lái.

6. Trạm vũ trụ ASS

Thập niên 60, 70 ở thế kỷ trước Liên Xô đã phóng vào vũ trụ trạm không gian ASS (Almaz Space Station).

Theo báo cáo còn lưu thì trạm vũ trụ quân sự này mang theo một khẩu cannon để tấn công các vệ tinh hoặc tàu vũ trụ đến gần. Ngoài ra, trạm ASS còn có cả các loại vũ khí quy ước có tính hủy diệt cao, đặc biệt là vũ khí vi sóng công suất lớn.

7. Các loại vệ tinh vũ trụ

Công nghệ vệ tinh siêu nhỏ (microsatellite) và vệ tinh nanno (nanosatellite) tự chế hiện đang được phát triển vô cùng sôi động và sử dụng gián tiếp cho mục đích quân sự tại nhiều nơi trên thế giới.

Theo nguồn tin Bộ Quốc phòng Mỹ, tháng Giêng 2001, Trung Quốc đã phát triển và thử nghiệm một hệ thống ASAT, sử dụng một "vệ tinh siêu nhỏ dạng ký sinh", đính kèm vào vệ tinh khác để tiêu diệt hoặc làm triệt phá các mục tiêu đối phương.

8. THEL

THEL (Tactical High Energy Laser), hệ thống laser chiến thuật năng lượng cao là một trong những loại vũ khí vô hình, điều khiển bằng năng lượng, sử dụng tia laser, vi sóng cao tần và các chùm hạt.

Các loại vũ khí kiểu này được Mỹ sản xuất từ các dự án tương tự như Airborne Laser, the Active Denial System và Tactical High Energy Laser.

Tuy nhiên, trước khi những vũ khí này có thể "gây choáng" hoặc "hủy diệt" như trong phim Star Trek, thì các kỹ sư nghiên cứu, chế tạo đã phải hoàn thành rất nhiều công đoạn phức tạp để tối ưu hóa mới có thể đưa vào sử dụng được.

9. DAPRA

DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency) thực chất là tên gọi của một dự án có tên Dự án Nghiên cứu công nghệ cao thuộc Bộ quốc phòng Mỹ.

Dự án cho ra đời nhiều loại vũ khí "không tưởng", trong đó có MAHEM (Magneto Hydrodynamic Explosive Munition), tạm dịch là đầu đạn nổ thủy động từ tính.

Đây đích thực là loại tên lửa đựng kim loại nóng chảy, được bắn ra từ máy phóng điện từ hay còn gọi là "mũi tên tự rèn". Có khả năng xuyên thủng các boongke, tòa nhà, phương tiện bọc thép...và thay vì nổ tung nó thọc sâu, nó "xuyên táo" mục tiêu với tốc độ kinh ngạc.

10. Tên lửa không gian

Đây là loại vũ khí mới có khả năng hạ gục các loại vệ tinh nhân tạo bay quanh quỹ đạo trái đất. Một trong những loại tên lửa kiểu này đã được Trung Quốc chế tạo, sử dụng thiết bị chống vệ tinh (ASAT) và được thử nghiệm tấn công lại một vệ tinh nghiên cứu thời tiết khác do chính Trung Quốc sản xuất.

Bộ quốc phòng Mỹ cho hay, năm 2008 họ đã hạ gục một vệ tinh gián điệp kiểu này có gắn tên lửa không gian. Vấn đề nan giải nhất của việc ra đời các loại tên lửa không gian là rác vũ trụ, nó không chỉ cản trở mục tiêu tấn công của tên lửa mà còn đe dọa cả các tàu vũ trụ có người lái đang hoạt động trong không gian.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại