Nhiệm vụ các cơ quan tình báo của bất kỳ quốc gia nào cũng có thể bao gồm: thu thập thông tin tình báo thông qua các phương tiện mở khác nhau; hoạt động nắm tin không được phổ biến; tư vấn cho Chính phủ các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia; bảo vệ bí mật thông tin nhạy cảm và hoạt động của chính họ, cũng như của các cơ quan nhà nước khác; bảo vệ chống lại những nỗ lực của các cơ quan tình báo quốc gia khác (phản gián).
Phụ thuộc vào nguồn lực, năng lực trình độ của nhân sự cũng như các trang thiết máy móc bổ trợ, các cơ quan tình báo hoàn thành tốt chức trách của họ như thế nào được các nguồn đánh giá khác nhau. Dưới đây là 10 cơ quan tình báo được ten.info xếp là xuất sắc nhất năm 2019.
10. CSIS (Canada)
Logo CSIS; Nguồn: ten.info
Đại bản doanh: Ottawa, Ontario; thành lập: 1984; Ngân sách năm: 589,4 triệu đôla Canada (2016–2017); Số lượng nhân viên: 2.449.
Nhiệm vụ của CSIS bao gồm thu thập thông tin tình báo, điều hành các hoạt động bí mật và tư vấn cho chính phủ về các mối đe dọa an ninh tiềm ẩn. CSIS cũng là đại diện của Canada, trong nhóm “Ngũ nhãn” (Five Eyes) - liên minh tình báo giữa Hoa Kỳ, Anh, Canada, Australia và New Zealand.
9. ISI (Pakistan)
Logo ISI; Nguồn: ten.info
Đại bản doanh: Aabpara, Islamabad; Thành lập: 1948; Ngân sách năm: mật; Số lượng nhân viên: 10.000. Là tình báo quân sự, mục tiêu chính của ISI là điều tra và phân tích dữ liệu về các vấn đề an ninh cho chính phủ Pakistan.
Trong những năm 1970-1980, ISI đã đứng về phía phiến binh Afghanistan trong cuộc đụng độ với Liên Xô và thậm chí hợp tác chặt chẽ với CIA để huấn luyện và tài trợ cho chúng.
Cơ quan này là cội nguồn của một số vụ bê bối lớn, đặc biệt bị Ấn Độ cáo buộc khuyến khích khủng bố bằng cách hỗ trợ các nhóm phiến quân và buôn lậu. Là lực lượng tình báo có quân số đông nhất thế giới, gần 10.000, nhưng ISI là một trong những cơ quan tình báo được đàu tư ít nhất trong số 10 cơ quan hàng đầu.
9”. RAW (Ấn Độ)
Logo RAW; Nguồn: ten.info
Đại bản doanh: New Delhi; Thành lập: 1968; Ngân sách năm: mật; Số lượng nhân viên: mật. Được thành lập sau đụng độ Trung-Ấn 1962 và Ấn Độ-Pakistan 1965, RAW là cơ quan tình báo bí mật quan trọng nhất của Ấn Độ có nhiệm vụ chính là sự giám sát của hai cường quốc trên lục địa châu Á là Liên bang Nga và Trung Quốc.
RAW cũng có quyền hạn trong việc giám sát và hạn chế việc cung cấp dịch vụ phần cứng cho Pakistan bởi Mỹ, các nước châu Âu và Trung Quốc.
8. ASIS (Australia)
Logo ASIS; Nguồn: ten.info
Đại bản doanh: Canberra, Australian Capital Territory; Thành lập: 1952; Ngân sách năm: 468 triệu đôla Australia (số liệu 2017); Số lượng nhân viên: mật.
ASIS là cơ quan tình báo của chính phủ Úc chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo nước ngoài, thực hiện các hoạt động phản gián và hợp tác với các cơ quan tình báo nước ngoài khác; thu thập thông tin tình báo chủ yếu của châu Á và Thái Bình Dương bằng cách sử dụng các điệp viên tại nhiều khu vực khác nhau.
Bảo mật tốt nhất, ASIS hoạt động một cách “vô hình” trong suốt hai mươi năm, cho đến năm 1972 - khi bị tờ Daily Telegraph phanh phui.
7. BND (Đức)
Logo BND; Nguồn: ten.info
Đại bản doanh: Berlin, Germany; Thành lập: 1956; Ngân sách năm: 1,063 triệu USD (2019); Số lượng nhân viên: 6500 (2016).
Được thành lập trước Thế chiến II để theo dõi chiến lược và kế hoạch của các đối tác, là một trong những cơ quan tình báo lâu đời nhất, được trang bị tốt nhất trên thế giới; với các công nghệ tiên tiến, BND rất mạnh trong việc nghe lén và giám sát điện tử thông tin liên lạc quốc tế.
6. DGSE (Pháp)
Logo DGSE; Nguồn: ten.info
Đại bản doanh: Paris; Thành lập: 1982; Ngân sách năm: 731 triệu USD; Số lượng nhân viên: 6102.
Với khoảng 5.000 điệp viên phục vụ cho việc thu thập tin tức từ khắp nơi trên thế giới, DGSE hợp tác rất chặt chẽ với cơ quan an ninh nội địa và có nhiều quyền lực và về mặt an ninh quốc gia. DGSE đã ngăn chặn nhiều vụ đánh bom khủng bố ở Hexagon, tuy nhiên, tại đất nước này, một số cuộc tấn công đẫm máu nhất của ISIS đã diễn ra.
5. MSS (Trung Quốc)
Logo MSS; Nguồn: ten.info
Đại bản doanh: Bắc Kinh; Thành lập: 1983; Ngân sách năm: mật; Số lượng nhân viên: mật. Bộ An ninh Nhà nước này tách người dân khỏi thông tin của thế giới bên ngoài; cơ quan này cũng thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc xử lý các mối đe dọa nội bộ như các công dân đang nổi loạn chống lại đảng cầm quyền ở Trung Quốc - Đảng Cộng sản.
MSS tiến hành các hoạt động cả trong và ngoài nước dưới danh nghĩa an ninh quốc gia. Tháng 9/2007, Trung Quốc bị cáo buộc đột nhập cơ sở dữ liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, chính phủ Đức và Anh. MSS có thể được đầu tư để nâng cao khả năng đánh cắp tài sản trí tuệ từ các quốc gia khác.
4. SVR (Nga)
Logo SVR; Nguồn: ten.info
Đại bản doanh: Moscow; Thành lập: 1991; Ngân sách năm: mật; Số lượng nhân viên: mật. Các cơ quan tình báo Nga Nga được đầu tư tốt và được bảo vệ về mặt chính trị.
Cơ quan Tình báo đối ngoại là cơ quan tình báo nước ngoài dân sự của Liên bang Nga (đối tác quân sự là GRU). Chính thức, SVR được thành lập như một Bộ phận đặc biệt của Cheka (Всероссийская Чрезвычайная Комиссия – ВЧК) ngày 20/12/1920.
Tháng 7/1934, Tổng cục Chính trị Nhà nước (OGPU) sáp nhập trở lại vào Bộ Nội vụ; năm 1954, Bộ Nội vụ sáp nhập trở lại Ủy ban An ninh Quốc gia (Комите́т Госуда́рственной Безопа́сности - КГБ).
SVR là sự kế thừa của Tổng cục I của KGB Nga. Không giống như Sở An ninh Liên bang Nga (FSB), SVR được giao nhiệm vụ hoạt động tình báo và gián điệp bên ngoài Liên bang Nga.
3. MI6 (Anh)
Logo MI16; Nguồn: ten.info
Đại bản doanh: London; Thành lập: 1909; Ngân sách năm: 2,6 tỷ USD (2016); Số lượng nhân viên: 3594. Là cơ quan tình báo lâu đời nhất trên thế giới, MI6 chịu trách nhiệm chống khủng bố, chống chống chạy đua vũ trang và chống gián điệp.
Những năm 1930-1940 MI6 nổi danh là một trong những cơ quan tình báo hàng đầu trên thế giới, góp phần quan trọng trong việc đào tạo các đặc vụ khi Mỹ tham gia Thế chiến II.
Sau Thế chiến II, MI6 đã phải loại bỏ sự xâm nhập của các điệp viên hai mang của Nga. Được hình thành cách đây 110 năm, MI6 là một trong những cơ quan tình báo hoạt động lâu đời nhất trên toàn cầu. Cơ quan này đã bị chỉ trích năm 2018 khi MI6 được cho làm ngơ việc ngược đãi những kẻ bị tình nghi khủng bố của Mỹ.
2. Mossad (Israel)
Logo MOSSAD; Nguồn: ten.info
Đại bản doanh: Tel Aviv; Thành lập: 1949; Ngân sách năm: 2,73 tỷ USD (2017); Số lượng nhân viên: 7.000. Mossad chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo và hoạt động bí mật bao gồm các hoạt động bán quân sự.
Đây là một trong những lực lượng chính trong Cộng đồng Tình báo Israel, cùng với Aman (tình báo quân sự) và Shin Bet (an ninh nội bộ), nhưng giám đốc Mossad báo cáo trực tiếp với Thủ tướng.
Cơ quan tình báo Israel có nhiều thành tích nhưng nổi tiếng nhất là đã khám phá một số nghi phạm PLO tấn công trả thù vụ giết chết mười một vận động viên Israel tại Thế vận hội Olympic năm 1972 tại Munich.
Bộ phận nổi tiếng nhất của Mossad là Cục hoạt động đặc biệt, có tên là Metsada, có liên quan đến nhiều vụ ám sát và hoạt động trên khắp thế giới.
1. CIA (Mỹ)
Logo CIA; Nguồn: ten.info
Đại bản doanh: Langley, Virginia; Thành lập: 1947; Ngân sách năm: 52,6 tỷ USD; Số lượng nhân viên: 21.500.
Là cơ quan Mật vụ nổi tiếng và quyền lực nhất thế giới, CIA đang đi đầu về công nghệ và sức mạnh trước các cơ quan tình báo khác ở Mỹ, bao gồm Cơ quan An ninh Quốc gia (NASA), Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) và Sở Điều tra Liên bang (FBI).
CIA chuyên về các vấn đề đối ngoại, với rất ít trách nhiệm về chính sách nội bộ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Mỹ. Các chức năng cơ bản của nó bao gồm tìm kiếm và phân tích thông tin về người nước ngoài và các hoạt động liên quan đến Tổng thống.
Theo ten.info, khó để chọn ra một cơ quan tình báo hàng đầu vì thực tế hầu hết các thành công của các cơ quan này vẫn là bí mật và chỉ được giải mật sau 50 năm hoặc một số không bao giờ được công chúng phát hiện ra.
Đó là lý do tại sao trang này đã xem xét kỹ và liên hệ an ninh và thịnh vượng của các quốc gia với hoạt động thu thập thông tin tình báo từ các nguồn mở như báo và sách kỹ thuật số.