Sự thật ảnh bệnh nhân trần truồng bên tô cơm có 3 miếng thịt mỡ

Ngọc Tú |

"Hàng ngày, mỗi bệnh nhân chỉ được ăn 15 nghìn đồng chia thành 3 bữa, nên thực đơn của mỗi người chỉ có 3-4 miếng thịt hoặc cá và cơm, canh".

Hình ảnh bữa cơm 3 miếng thịt mỡ gây sốt cộng đồng mạng

Vừa qua, trên một số diễn đàn chia sẻ rất nhiều về hình ảnh bệnh nhân tâm thần ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An không mặc quần áo, ngồi bốc bát cơm trắng chỉ có 3 miếng thịt mỡ, khiến dư luận xôn xao.

Khi mới nhìn hình ảnh này, nhiều người cảm thấy bức xúc khi nghĩ về sự đối xử không tốt dành cho bệnh nhân.

Hỉnh anh được cộng đồng mạng chia sẻ về 1 bữa cơm của bệnh nhân tâm thần tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nghệ An khiến dư luận xôn xao.

Bức ảnh được cộng đồng mạng chia sẻ chóng mặt.

Ngày 25/8, chúng tôi đã trực tiếp về Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nghệ An (đóng tại địa bàn xóm Nguyễn Tạo, Giang Sơn Đông, Đô Lương) - nơi xuất phát của những bức ảnh trên.

Khu chăm sóc và nuôi dưỡng bệnh nhân tâm thần tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nghệ An.

Khu chăm sóc và nuôi dưỡng bệnh nhân tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nghệ An.

Theo ông Nguyễn Thế Tường - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nghệ An, những hình ảnh được lan truyền trên mạng vừa qua là ở trung tâm của mình.

Tuy nhiên, ông Tường cho biết, những hình ảnh trên chỉ mới phản ánh được một phần của sự thật, khi người chụp chưa chụp hết toàn bộ suất ăn của bệnh nhân và chưa tìm hiểu kỹ về cuộc sống, tâm sinh lý của họ.

Đó đúng là bữa cơm được chụp tại trung tâm của chúng tôi, nhưng thực tế thì bức ảnh này họ chụp chưa hết. Trong đó, chỉ mới có cơm và thức ăn chứ chưa có canh.

Bởi vì, trong bữa cơm hàng ngày có canh, nhưng thường thì các bệnh nhân ăn xong thì cán bộ mới phát canh. Vậy nên bữa cơm không chỉ có từng đó mà họ đã chụp thiếu”, ông Tường nói.

Lãnh đạo Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nghệ An tại buổi làm việc với PV.

Lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nghệ An tại buổi làm việc với PV.

Theo quy định, các đối tượng xã hội mỗi tháng được trợ cấp 360 nghìn đồng/người. Riêng người bị bệnh tâm thần được trợ cấp mỗi tháng 450 nghìn đồng/người.

Số tiền này không bao gồm tiền thuốc. Do đó, thực tế bữa cơm của bệnh nhân hàng ngày tại trung tâm còn rất thiếu thốn.

Mọi người có thể thấy thực tế, số tiền trợ cấp từ 360 nghìn đến 450 nghìn đồng/người bệnh, chia cho 3 bữa ăn hàng ngày thì theo giá cả thị trường chỉ có thể có 3 - 4 miếng thịt, hoặc là thức ăn khác theo người lên thực đơn.

Mỗi bữa ăn đều được lên thực đơn rõ ràng, nhưng theo giá cả và đối ứng với số tiền thực tế thì rất khó khăn.

Vậy nên, trong vấn đề mua thực phẩm, trung tâm đã lựa chọn giá cả mua thật hợp lý để làm sao có lợi nhất cho những người bệnh này”, ông Tường chia sẻ.

Được biết, từ đầu năm 2015, chế độ đối với những đối tượng xã hội đã được điều chỉnh theo Nghị định 136 sẽ tăng lên với số tiền chung là 810 nghìn đồng.

Tuy nhiên, theo vị Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An thì hiện tại, trung tâm vẫn chưa nhận được số tiền điều chỉnh này nên các bệnh nhân tại đây vẫn hưởng theo chế độ cũ.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Nhung - Bếp trưởng phục vụ việc nấu ăn cho các bệnh nhân tại trung tâm, với số tiền trợ cấp của bệnh nhân tâm thần, mỗi ngày, mỗi người bệnh sẽ được ăn 15 nghìn đồng chia làm 3 bữa ăn với thực đơn riêng biệt.

Cụ thể, buổi sáng các bệnh nhân được chia 3 nghìn đồng với thức ăn chính có thể là bánh mỳ, bánh mướt hoặc xôi. Số tiền còn lại là 12 nghìn đồng sẽ được chia cho 2 bữa chính là trưa và tối, có thể là thịt, cá, trứng kèo theo cơm và canh rau.

Tuy nhiên, nhiều đợt có các hội từ thiện đến để ủng hộ thì các bệnh nhân sẽ được ăn ngon hơn và cải thiện hơn nhiều, tùy theo vào số tiền và những món quà được giúp đỡ.

Khu nuôi dưỡng chăm sóc nười già neo đơn được tách riêng biệt bệnh nhân tâm thần.

Khu nuôi dưỡng chăm sóc người già neo đơn được tách riêng với bệnh nhân tâm thần.

Bệnh nhân trần truồng, bốc cơm ăn không dùng thìa là để an toàn

Chia sẻ về hình ảnh những người bệnh gầy gò, ốm yếu, không mặc quần áo bò trên nền nhà, bà Nguyễn Thị Thu Phương - Phó Giám đốc trung tâm xác nhận, đó là thực tế.

Bà Phương cho biết, do tình hình thực tế số tiền trợ cấp rất ít ỏi nên vấn đề dinh dưỡng cũng không thể đảm bảo được cho người bệnh.

Hàng ngày, người bệnh sẽ được ăn khẩu phần như nhau. Tuy nhiên, nhiều người ăn khỏe thì chưa no chứ đừng nói đến dinh dưỡng.

Vậy nên, nhiều người bệnh ốm yếu sẽ không đảm bảo được sức khỏe, dẫn đến tình trạng bệnh có thể nặng hơn và gầy yếu.

Hàng ngày, mỗi bệnh nhân được ăn khẩu phần giá 15 nghìn đồng chia làm 3 dở ăn. Vậy nên, mỗi suất ăn chỉ có 3-4 miếng thịt và canh rau là thực tế.

Hàng ngày, mỗi bệnh nhân được ăn khẩu phần giá 15 nghìn đồng chia làm 3 bữa ăn. Vậy nên, mỗi suất ăn chỉ có 3-4 miếng thịt và canh rau là thực tế.

Người bệnh nhận cơm và canh về phòng mình để ăn.
Người bệnh nhận cơm và canh về phòng mình để ăn.
Bữa ăn chinh hàng ngày chỉ có 6 nghìn đồng bao gồm tất tần tật gia vị, bếp củi và thức ăn nên khẩu phần ăn của mỗi đối tượng sẽ thiếu thốn. Nhiều đối tượng ăn không no còn bò trườn khắp nơi nhặt nhạnh mọi thứ để ăn.

Bữa ăn chính hàng ngày chỉ có 6 nghìn đồng, bao gồm tất tần tật gia vị, bếp củi và thức ăn nên khẩu phần ăn của mỗi bệnh nhân sẽ thiếu thốn.

Cũng theo bà Phương, mỗi năm, người bệnh sẽ được cấp phát 2 bộ quần áo, gồm 1 bộ mùa hè và 1 bộ mùa đông. Tuy nhiên, nhiều người bệnh tâm thần không ổn định nên khi mặc vào họ sẽ xé rách.

Nói về việc các bệnh nhân ở đây phải bốc ăn mà không có thìa, đũa, bà Phương cho biết, đó là đặc thù của những người bệnh tâm thần.

Nếu bữa ăn có dùng thìa, đũa, muôi, khi bệnh nhân lên cơn thì có thể dùng đó làm vũ khí để đánh nhau và sẽ gây thương tích.

Người bệnh tại trung tâm được cấp phát 1 năm 2 bộ quần áo. Nhưng nhiều đối tượng vì tâm tính không bình thường nên thường xé áo quần và để trần truồng cho mát.
Người bệnh tại trung tâm được cấp phát 1 năm 2 bộ quần áo. Nhưng nhiều đối tượng vì tâm tính không bình thường nên thường xé áo quần và để trần truồng cho mát.

Việc không dùng thìa, muôi, đũa là để đảm bảo an toàn cho những người bệnh. Nếu họ lên cơn, trong bữa ăn họ cầm thìa, đũa thì có thể đâm, chọc vào mắt mình rồi đâm người khác rất nguy hiểm.

Không những thế, các bệnh nhân còn tấn công cả hộ lý, cán bộ. Khi đang cho ăn mà các bệnh nhân ném tô cơm vào mặt chúng tôi là điều bình thường.

Theo đó, chúng tôi chỉ cho những người tỉnh táo sử dụng thìa, muôi. Còn những người bệnh sẽ không được sử dụng để an toàn”, bà Phương nói.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại