Bảo vật QG "lăn lóc" ở hành lang bảo tàng do thiếu kinh phí?

Y. Dương (Tổng hợp) |

Hai khẩu thần công được công nhận là Bảo vật Quốc gia hiện đang nằm “lăn lóc" ở hành lang của Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh.

Theo thông tin trên tờ Vietnamnet, ba khẩu thần công tuyệt đẹp được ngư dân phát hiện vào tháng 8/2003, trên 1 con tàu đắm tại vùng biển thuộc ngư trường đảo Mắt.  Những khẩu thần công này được đúc bằng đồng vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820) và mang tên “Bảo quốc an dân Đại tướng quân”. Mặc dù bị chìm dưới đáy đại dương gần 200 năm nhưng nó vẫn còn giữ được sự nguyên vẹn.

Theo Phó Giám đốc bảo tàng Lê Bá Hạnh, giữa thân súng là 2 quai hình rồng cách điệu được khảm bạc, gắn song song dọc thân súng. Hai tai súng hình trụ để gắn súng vào giá đỡ. Trên bề mặt có các dòng chữ Hán, được khảm bạc chìm, ghi kích thước, trọng lượng và cách sử dụng súng.

Tẩu ngà, điếu ngọc - bảo vật của dân đi mây về gió Tẩu ngà, điếu ngọc - bảo vật của dân "đi mây về gió"

"Người giàu sang, quyền thế, trọng vẻ bề ngoài, có khi kẻ cả, khệnh khạng thì dùng điếu hút bằng ngọc ngà dát vàng và chạm trổ tinh xảo… ", một dân sưu tầm đồ cổ cho hay.

Ngày 30/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 2599/QĐ-TTg về việc công nhận 3 khẩu súng thần công cổ độc đáo thời Nguyễn là Bảo vật Quốc gia.

Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một khẩu thần công được lưu giữ trong phòng trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh. Hai khẩu thần công còn lại đang lăn lóc tại… hành lang của bảo tàng, bên những bức tường bong tróc, ẩm thấp. Ông Hạnh cho biết, hiện tại bảo tàng đang rất khó khăn, chưa có phòng trưng bày riêng, những chỗ khác thì không đủ chỗ, đành phải để tạm ngoài hành lang từ nhiều năm nay.

Chia sẻ với báo giới trong nước về vấn đề này, Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh – ông Nguyễn Trí Sơn lý giải, do kinh phí hạn hẹp, ngân sách một năm vài chục triệu đồng nên không thể kham nổi việc trùng tu cả ba khẩu thần công cũng như bố trí phòng trưng bày. Vị này nói thêm, phía bảo tàng đã làm đề án xây phòng trưng bày và bảo quản để trình lên UBND tỉnh.

Còn nhớ, ngày 28/7/2013, trong quá trình xây dựng đê chắn sóng tại thôn An Cường, xã Bình Hải (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), nhóm thợ nề của anh Nguyễn Thanh Tùng (SN 1979, ở Lộc Tự, xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn) đã phát hiện khẩu thần công có chiều dài 70 cm, đường kính lớn nhất của đế súng 15 cm, chất liệu bằng đồng, nặng 35 kg, có 6 chữ Hán. Ông Lâm Dũ Xênh, nhà nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn cổ vật, Hội viên CLB UNESCO Việt Nam, cho biết, khẩu thần công này có Minh văn “Minh Mạng thập ngũ niên thù”, đúc vào thời Minh Mạng thứ 15 (1834). Theo thông tin trên tờ Dân Việt.

khẩu thần công mà nhóm thợ phát hiện ở Quảng Ngãi.

Ngẫu tượng Mukhalinga được đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia

Sở VH,TT&DL Quảng Nam phối hợp với Ban Quản lý di tích Mỹ Sơn tiến hành thẩm định giá trị hiện vật Mukhalinga để làm hồ sơ đề nghị Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Ngẫu tượng Mukhalinga có niên đại khoảng thế kỷ thứ 7-8 được tạc từ khối đá sa thạch màu vàng nâu, cao 146,5cm, rộng 41,5cm, dày 41,5cm gồm 3 phần tròn, bát giác và vuông gần bằng nhau. Đặc biệt, phần đầu ngẫu tượng được chạm nổi hình tượng thần Siva. Linga được phát hiện vào tháng 11/2012 cách tháp E4 Mỹ Sơn khoảng 10m về phía đông sau một trận mưa lớn. Đây được xem là linga độc đáo và còn nguyên vẹn nhất được phát hiện lần đầu tại khu vực Đông Nam Á.

Theo ông Hồ Xuân Tịnh – Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, một trong những tiêu chí quan trọng nhất để công nhận Mukhalinga là bảo vật quốc gia chính là giá trị độc bản cùng nghệ thuật điêu khắc độc đáo mà hiện vật này có được. (Theo Báo Quảng Nam)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại