Viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Hoàng Yến |

Trong các bệnh tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất hiện nay. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị tận gốc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là gì?

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị sung huyết kèm theo vết loét do acid dịch vị và pepsin kích thích. Còn theo mô học, viêm loét dạ dày tá tràng là hiện tượng hoại tử niêm mạc với mức độ tổn thương nặng và vết loét có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,5cm.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay đang đứng đầu trong danh sách các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa và có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, ở nước ta khoảng 26% dân số mắc viêm loét dạ dày.

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

• Nguyên nhân viêm loét dạ dày theo Tây y

Bác sĩ chuyên khoa dạ dày Shilpa Ravella (Trung tâm Y tế Presbyterian, New York) cho biết, nguyên nhân viêm loét dạ dày chủ yếu là do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) và thói quen lạm dụng thuốc giảm đau NSAID chứa nhiều naproxen, ibuprofen.

Sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong thời gian dài gây kích thích và bào mòn lớp nhầy trong niêm mạc cũng là nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng mà chúng ta cần lưu ý.

Bên cạnh đó việc hay bị căng thẳng, stress cũng như sinh hoạt không điều độ, thói quen ăn đồ chua, cay, đồ nhiều dầu mỡ hoặc thời gian sinh hoạt không điều độ, thức khuya thường xuyên,... cũng làm tăng tiết dịch acid tấn công vào niêm mạc dạ dày gây viêm loét.

Viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh - Ảnh 1.

Triệu chứng viêm loét dạ dày

Triệu chứng viêm loét dạ dày điển hình là cảm giác đau, nóng rát vùng thượng vị. Cơn đau thường dữ dội hơn vào ban đêm và gần sáng do dạ dày vẫn co bóp, bài tiết dịch vị khi thức ăn đã được tiêu hóa hết gây kích thích niêm mạc dạ dày.

Các triệu chứng viêm loét dạ dày kèm theo là ợ chua, ợ hơi, nóng rát vùng xương ức, giảm cân đột ngột, mệt mỏi, rối loạn đại tiện, buồn nôn, ăn không ngon, đi ngoài ra phân đen hay mất ngủ... Một số trường hợp người bệnh có thể bị xuất huyết do niêm mạc dạ dày tổn thương khiến mạch máu vỡ và gây xuất huyết.

Viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh - Ảnh 2.

Cách điều trị viêm loét dạ dày phổ biến

Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây y

Căn cứ vào nguyên nhân viêm loét dạ dày, người bệnh có thể sử dụng một số nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như:

• Thuốc giảm tiết acid: Cimetidin, famotidine, nizatidine...đem lại tác dụng giảm tiết acid trong dạ dày.

• Thuốc kháng acid: Maalox, magnes hydroxyd, stomafar... có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị dạ dày tá tràng.

• Thuốc ức chế bơm proton: Lanzoprazole, pantoprazole, omeprazole...ngăn chặn bài tiết dịch HCL.

• Thuốc diệt HP: Amoxicilline, clarithromycin, imidazole...diệt khuẩn hiệu quả.

Bài thuốc Đông y chữa trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Thầy thuốc cổ truyền GL Glubok, người Nga cho biết điều kiện cần để điều trị viêm loét dạ dày là giảm yếu tố tấn công (giảm tiết dịch vị acid, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp) và tăng yếu tố bảo vệ (tăng tiết chất nhầy). Điều kiện đủ là cần làm lành vết loét một cách tự nhiên, nhờ đó sức khỏe người bệnh sẽ tự phục hồi.

Trong các sản phẩm Đông y hiện nay, Cao Bình Vị Tâm Minh Đường là một trong những bài thuốc hiếm hoi đáp ứng được 2 điều kiện trên. Dựa trên những ưu điểm vượt trội và kết quả cận lâm sàng đã đạt được, Cao Bình Vị thực sự đã thuyết phục được những bệnh nhân khó tính nhất.

Viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh - Ảnh 3.

Mỗi vị thuốc trong Cao đều được cân đo đong đếm về hoạt chất cũng như tỷ lệ để cân bằng âm dương, vị này bổ trợ vị kia và quan trọng là phát huy tốt nhất công dụng trời cho. Đơn cử như vị bạch mao căn, ngoài 5 vị đi kèm, bạch mao căn được đánh giá là cây thuốc chủ chốt của Cao Bình Vị.

Cuốn những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi có ghi: "Từ năm 1962 viện y học cổ truyền Việt Nam đã đưa vị thuốc này vào điều trị viêm loét dạ dày. Trên lâm sàng, bạch mao căn có tác dụng giảm đau, kháng viêm, trung hòa acid trong dạ dày, làm lành vết loét". Bởi vậy, khi nấu cao, bạch mao căn được cân nhắc nhiều hơn về tỷ lệ, còn số gam cụ thể lại là nguyên tắc ngầm không thể tiết lộ.

Ngoài ra, lương y tại Tâm Minh Đường quyết định lựa chọn hình thức điều chế Cao Bình Vị dạng cao nguyên chất, nấu ở nhiệt độ 100 độ C trong 48 tiếng. Như vậy giúp giữ nguyên dược tính của thảo dược đồng thời thuốc sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào thành dạ dày giúp phục hồi hiệu quả.

Viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh - Ảnh 4.

Theo thống kê, sau 1 liệu trình 10 ngày điều trị các triệu chứng đau nhức ợ, chua ợ hơi,... thuyên giảm 85%, đối với trường hợp bệnh ở giai đoạn mãn tính bệnh nhân phải sử dụng từ 2 - 3 liệu trình Cao Bình Vị giúp dứt điểm viêm loét dạ dày.

Chuyên gia đánh giá Cao Bình Vị thực sự là niềm hy vọng mới cũng như xu hướng điều trị viêm loét dạ dày bằng Đông y hàng đầu hiện nay.

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương

Đình - Thanh Xuân - HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch

Đằng - Phường 15 – Q.Bình Thạnh - TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.876.437

Website: https://tamminhduong.vn/cao-binh-vi-tam-minh-duong-p127.html

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại