Ung thư phổi là căn bệnh gây tử vong hàng đầu, đây là 9 nguyên nhân ai cũng nên biết sớm!

Vân Hồng |

Ung thư phổi được xem là một trong những bệnh ung thư đứng hàng đầu về số người mắc mới mỗi năm. Để phòng tránh, cách tốt nhất là tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và tránh xa nó.

Bệnh ung thư phổi càng ngày càng phổ biến và đe dọa tính mạng người bệnh. Để phòng bệnh tốt, mỗi người cần phải trang bị cho mình kiến thức chung về nguyên nhân gây bệnh, để từ đó có thể loại bỏ những nguy cơ khiến bệnh tấn công.

Sau đây là những nguyên nhân khiến người mắc bệnh ung thư phổi càng ngày càng tăng, tỉ lệ tử vong cao hàng đầu trong nhóm bệnh ung thư.

1. Rượu, thuốc lá

Hút thuốc lá và uống rượu là thủ phạm lớn nhất của bệnh phổi, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của phổi, bệnh phổi ngày càng tăng, thậm chí gây ra nguy cơ ung thư phổi.

Không những thế, rượu và thuốc lá còn là "cơn ác mộng kinh hoàng" đối với bệnh tim, uống thường xuyên sẽ gây ra nguy cơ cho các bệnh về tim mạch rất cao.

Rượu và thuốc lá chính là nguyên nhân gây ra sự thay đổi về chức năng của khí quản, phế quản, phổi và cấu trúc mao mạch phế nang.

Những người hút thuốc lâu dài có thể khiến cho các tế bào biểu mô phế quản sinh ra vảy trồi lên biểu mô. Qua thời gian, những vảy ung thư biểu mô tế bào này phát triển dần lên thành ung thư, từ những tế nào nhỏ lớn dần lên.

Mặc dù những người hút thuốc không có tiền sử bệnh ung thư phổi nhưng hút thuốc chính là cách gây ra ung thư tuyến phổ biến hơn. Thuốc lá trong khi đốt cháy thành khói phát tán ra chất gây ung thư.

Ung thư phổi là căn bệnh gây tử vong hàng đầu, đây là 9 nguyên nhân ai cũng nên biết sớm! - Ảnh 1.

2. Bị bệnh phổi mãn tính

Những người mắc bệnh phổi mãn tính, chẳng hạn như bệnh lao, phổi silic, bệnh bụi phổi có khả năng rơi vào các trường hợp mắc ung thư cao.

Ngoài ra, viêm phế quản và bệnh phổi mãn tính có thể gây ra sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh, vảy tế bào bình thường trong quá trình diễn tiến của bệnh có thể phát triển thành ung thư.

3. Các yếu tố vốn có của cơ thể (cơ địa)

Những người có tiền sử gia đình có bệnh ung thư phổi di truyền, chức năng miễn dịch kém cũng làm giảm hoạt động trao đổi chất, gây rối loạn nội tiết, dẫn đến các bệnh về phổi.

4. Bệnh nghề nghiệp

Những người có công việc phải tiếp xúc lâu dài trong môi trường có các chất như uranium, radium và các chất phóng xạ khác.

Những môi trường sản xuất và chế biến liên quan đến các chất như asen, crôm, niken, đồng, thiếc, sắt, nhựa, than đá, nhựa đường, dầu, amiăng và các chất khác có thể gây ra ung thư phổi.

Ung thư phổi là căn bệnh gây tử vong hàng đầu, đây là 9 nguyên nhân ai cũng nên biết sớm! - Ảnh 2.

5. Thủy hải sản, thực phẩm đông lạnh

Khi phổi của bạn không thuộc diện khỏe mạnh, ăn những món ăn từ thủy hải sản như bạch tuộc, cá, lươn, tôm, cua và các hải sản đông lạnh khác, cũng như kem, nước đá và thức ăn lạnh... không phải là lựa chọn tốt.

Những món ăn lạnh sẽ khiến người bị bệnh phổi dễ bị tái phát hoặc nặng thêm. Hãy kiêng hoặc hạn chế những món ăn này để bảo vệ phổi của bạn.

Hải sản là thức ăn tanh và lạnh sẽ sinh ra nhiều đờm trong hệ hô hấp, ăn uống thường xuyên sẽ kích thích cơ thể tiết ra một lượng đờm tăng dần lên. Khi đờm kết dính thành khối sẽ gây khó khăn trong việc bài tiết qua phổi, gây tổn thương phổi, khí quản và phế quản.

6. Cà phê, trà

Nghiên cứu cho thấy, nhiều người làm việc văn phòng có tỉ lệ mắc bệnh hô hấp cao, liên quan đến thói quen sử dụng nhiều trà, cà phê.

Do công việc, nhiều người thức khuya cũng dẫn đến thói quen uống nhiều cà phê hơn người bình thường làm tăng gánh nặng cho tim và phổi. Cafein trong cà phê và theophylline trong trà gây giãn cơ trơn phế quản, và sẽ làm cho các phế quản trong một trạng thái giãn nở.

Thường xuyên dùng cà phê và trà sẽ gây ảnh hưởng lớn lên phổi. Hơn nữa, caffeine và theophylline cũng có thể gây ra chứng nhịp tim đập nhanh, mất ngủ, kích động, tăng tiêu thụ oxy của cơ tim, hoàn toàn không có lợi cho tim và phổi.

Ung thư phổi là căn bệnh gây tử vong hàng đầu, đây là 9 nguyên nhân ai cũng nên biết sớm! - Ảnh 3.

7. Những món ăn vị cay

Y học Trung Quốc cho rằng tất cả các món ăn có vị cay nồng như dầu ớt, tương ớt, gừng, mù tạt và các loại thực phẩm nhiều gia vị khác đều khiến cho phổi dễ bị tổn thương, làm tim và phổi dễ bị mất máu.

Những bệnh nhân bị tổn thương phổi sẽ dễ sinh ra ho, tức ngực, triệu chứng thở khò khè sẽ tăng lên theo thời gian.

8. Các món ăn "siêu"bổ dưỡng

Nhiều người có thói quen sử dụng những món ăn bổ dưỡng như nhân sâm, đảng sâm, mạch môn… nhưng không biết rằng đây là những món ăn quý với nhiều người nhưng lại không thích hợp cho những bệnh nhân có bệnh phổi.

Sau khi ăn những món ăn "đại bổ" này vào cơ thể, sẽ ức chế các cơ quan chức năng bài tiết đờm, làm nặng thêm các triệu chứng, gây rối loạn chức năng của hệ hô hấp.

Ung thư phổi là căn bệnh gây tử vong hàng đầu, đây là 9 nguyên nhân ai cũng nên biết sớm! - Ảnh 4.

9. Món ăn chứa nhiều dầu mỡ

Phổi của chúng ta vốn như một chiếc máy lọc không khí. Chức năng chính là hít vào những thứ trong lành nhất và thải ra những thứ độc hại trong cơ thể, thông qua các kênh bài tiết.

Trong khi đó, khí quản và phế quản tế bào biểu mô cũng tiết ra chất lỏng tạp của bụi và vi sinh vật bài tiết ra ngoài. Nếu tiếp tục ăn quá nhiều mỡ lợn, bơ, thịt gà rán, vịt quay và thức ăn có dầu mỡ khác, sẽ làm tăng gánh nặng lên đường hô hấp.

Rất nhiều chất béo sẽ bám vào thành thực quản, cổ họng, dẫn đến sinh ra các bệnh về hô hấp, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe phổi.

Thường xuyên ăn các loại thực phẩm béo có thể gây ra chứng tích tụ đờm trong hệ hô hấp, rất khó khăn hơn để thải ra ngoài, gây ra ho, viêm loét da, hen suyễn nặng hơn qua thời gian.

*Theo Health/TT/Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại