TS Mỹ Josh Axe cho biết, cà tìm là loại quả có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh bao gồm các hợp chất phenoli và flavonoid như nasunin. Bên cạnh đó, loại quả này cũng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và có chứa hàm lượng calo thấp, hàm lượng chất xơ cao.
Cà tím là một trong những loại quả thuộc họ cà. Các nhà nghiên cứu coi loại rau này là một phần của nhóm các loại thực vật có giá trị chống oxy hóa cao. Các chất này được tìm thấy trong màu sắc của cà tím.
TS Mỹ Josh Axe
Các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu thêm về lợi ích của cà tím, họ phát hiện ra loại quả này đã được dùng hàng ngàn năm trước trong chế độ ăn lành mạnh ở các khu vực như Trung Đông và Địa Trung Hải.
Ngày nay, loại quả này được dùng như một nguyên liệu nấu ăn ở khắp nơi trên thế giới.
TS Axe cho biết, cà tím nấu chín có hàm lượng chất chống oxy hóa và nhiều hoạt tính sinh học có lợi hơn.
Cà tím chứa chất chống oxy hóa hiếm và hữu ích
Cà tím không phải là loại quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như một số siêu thực phẩm khác nhưng nó có chứa một loại chất chống oxy hóa rất hiếm và cực kỳ hữu ích có tên là nasunin.
Nasunin là một trong những chất đóng vai trò quan trọng trong các lợi ích đối với sức khỏe. Nasunin cũng giống như các chất chống oxy hóa khác, chất này có khả năng chống lại các tổn thương cơ bản trong cơ thể - nguyên nhân gây ra sự phát triển của bệnh tật và lão hóa.
Hầu hết chất Nasunin trong cà tím có nhiều ở vỏ loại quả này, do vậy, khi nấu ăn bạn nên dùng cả vỏ để tận dụng tối đa tác dụng của nó.
Cà tím có nhiều ở Việt Nam.
Theo các nghiên cứu, nasunin là một "chiến binh mạnh mẽ" chống lại chứng viêm và stress oxy hóa, nó cũng hoạt động như một chất làm sạch, có thể bảo vệ cơ thể chống lại cơ chế peroxid chất béo.
Nasunin được chứng minh là có tác dụng bảo vệ DNA và màng tế bào khỏi sự cơ chế stress oxy hóa và tổn hại do ảnh hưởng tiêu cực lên thành tế bào. Nasunin có khả năng bảo vệ lớp mỡ của màng tế bào giữ được nguyên vẹn cấu trúc và ngăn ngừa đột biến hoặc sự chết tế bào.
Nasunin cũng là một chất chống oxy hóa có liên quan đến khả năng giúp tế bào nhận và sử dụng các chất dinh dưỡng từ thức ăn, cũng như loại bỏ các chất thải. Nếu cơ thể không đủ chất chống oxy hóa như nasunin, chất độc và chất thải tích tụ, có thể dẫn đến các bệnh như ung thư, bệnh tim, viêm khớp và các bệnh mãn tính khác.
Cà tím chống ung thư, giảm cholesterol và ngừa nhiều bệnh tật khác
1. Cà tím chống ung thư
Cà tím có chứa chất ung thư mạnh.
Các nghiên cứu phát hiện ra 13 loại axit phenolic trong cà tím. Mặt khác, cà tím cũng chứa chất chống oxy hóa và phytonutrients khác nhau, tất cả các chất này đều có khả năng chống ung thư.
Như đã nói ở trên, cà tím có chứa chất nasunin có tác dụng thải độc, chống ung thư. Ngoài ra, loại quả này còn chứa chất dinh dưỡng thực vật khác như axit chlorogenic.
Axit này được tìm thấy trong tế bào một số loại cây trồng, được biết đến là rất có lợi trong việc ngăn chặn các gốc tự do hình thành các tế bào ung thư, dẫn đến sự phát triển khối u ung thư.
2. Giảm cholesterol
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cà tím có lợi cho sức khỏe tim mạch do khả năng chống lại chứng viêm và stress oxy hóa, tăng cường sức khỏe động mạch và cân bằng lượng cholesterol.
Cà tím đã được chứng minh là có lợi trong việc duy trì nồng độ cholesterol trong máu vì khả năng cải thiện lưu thông máu của nó. Loại quả này cũng làm giảm các mảng bám tích tụ trong các động mạch chủ.
Trong khi cơ thể bạn cần một lượng cholesterol nhất định, ăn cà tím có tác dụng cân bằng cholesterol trong thành mạch máu và cải thiện lưu lượng máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cà tím có chất bảo vệ tim mạch mạnh có thể tăng cường chức năng tâm thất trái (một trong những buồng bơm máu chính của tim).
3. Cải thiện chức năng đường tiêu hóa
Cà tím có chứa lượng nước và chất xơ cao, đó là lý do tại sao thực phẩm này có chứa ít calo. Tiêu thụ loại thực phẩm có hàm lượng nước, chất xơ và chất dinh dưỡng cao sẽ giúp cơ thể thải độc hiệu quả và tăng chức năng đường tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa và đại tràng cần được hydrate hóa để đẩy phân qua ruột và ra khỏi cơ thể. Chất xơ và nước có trong cà tím cũng có ích trong việc giảm cân. Bởi nó cung cấp một loạt chất dinh dưỡng thực vật quan trọng như vitamin và khoáng chất, nhưng lại chứa ít calo.
(Ảnh minh họa)
4. Nguồn cung cấp mangan quan trọng cho xương
Cà tím cung cấp khoảng 5% nhu cầu mangan hàng ngày cho cơ thể. Mangan là một khoáng chất tự nhiên có thể tự tái tạo trong cơ thể với một lượng nhỏ, lượng cần thiết còn lại phải được lấy từ chế độ ăn lành mạnh.
Mangan hoạt động như một chất chống oxy hóa, tìm kiếm các gốc tự do và loại bỏ chúng trước khi gây tổn thương cho cơ thể.
Mangan cũng góp phần hình thành cấu trúc xương khỏe mạnh vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành khoáng hóa xương và sự trao đổi chất. Mangan cần thiết để chuyển hóa canxi, tạo ra các enzyme thiết yếu cho việc hình thành xương chắc khỏe.
5. Bổ sung năng lượng, tăng cường vitamin B
Cà tím cung cấp một lượng lớn B1 và vitamin B6, 2 trong số các vitamin góp phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Vitamin B hòa tan trong nước và cần thiết để duy trì mức năng lượng khỏe mạnh, tăng cường chức năng não, tăng cường sự trao đổi chất, sức khỏe tim mạch và sự tập trung.
Vitamin B cũng cần thiết để hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn, chuyển hóa chất béo và carbohydrate thành "nhiên liệu" cho cơ thể.
Cà tím bổ sung vitamin B, tăng cường năng lượng
6. Ngăn ngừa ung thư da
Chiết xuất từ vỏ cà tím được nghiên cứu chứng minh là có thể giúp chống lại ung thư da. Loại kem chứa chiết xuất này có chứa nồng độ 10% solasodine rhamnosyl glycosides (BEC), được chứng minh lâm sàng như một phương pháp điều trị hiệu quả đối với một số loại ung thư da: ung thư tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào đáy.
Tác dụng phụ của cà tím
Cà tím thuộc họ cà, cùng họ với các loại rau quả khác như cà chua, ớt chuông và khoai tây. Loại thực vật này có nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa ở một số người.
Cà tím cũng có hàm lượng axit folic cao, tương quan với nguy cơ hình thành sỏi thận và viêm khớp ở một số người. TS Axe lưu ý, vì lý do này, những người có tiền sử bị sỏi thận hoặc viêm khớp tốt nhất nên hạn chế ăn cà tím.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, cà tím có khuynh hướng gây dị ứng đối với một số người.
*Theo DrAxe