Thói quen tắm trước khi ngủ là tốt hay xấu: Chuyên gia khuyên cách tắm có lợi nhất

Vân Hồng |

Tắm là việc làm hàng ngày, nhưng tắm sao cho đúng, tắm trước khi ngủ là tốt hay xấu lại là điều không phải ai cũng biết. Hãy nghe giáo sư y khoa phân tích để càng tắm càng khỏe.

Tắm trước khi ngủ giúp ngủ ngon hay cản trở giấc ngủ?

Theo chuyên gia y khoa, giáo sư, bác sĩ Hách Phi, Khoa da liễu, Bệnh viên Tây Nam, Đại học Quân Y số 3, Trung Quốc, đừng đợi đến khi bạn đi ngủ rồi mới đi tắm. Nếu về nhà quá muộn, thì sau khi tắm, nên dùng một chút nước lạnh rửa vào trán.

Trước khi ngủ, nếu tắm qua một chút, tẩy rửa hết một ngày bụi bẩn, làm cho cơ thể sạch sẽ thoáng mát đã trở thành thói quen của rất nhiều người, không muốn nói là phổ biến, đó cũng là khoảng thơi gian bạn cảm thấy thư giãn, giảm mệt mỏi.

Nhưng theo bác sĩ Hách Phi, tắm trước khi ngủ có thể dẫn đến khó ngủ, làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Thói quen tắm trước khi ngủ là tốt hay xấu: Chuyên gia khuyên cách tắm có lợi nhất - Ảnh 1.

Chuyên gia y khoa, giáo sư, bác sĩ Hách Phi

Nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống đến một mức độ nhất định, cơ thể mới gửi đến một thông điệp buồn ngủ lên não và thúc giục cơ thể hãy ngủ nhanh.

Nếu nhiệt độ bề mặt cơ thể tăng lên trước khi ngủ, nó sẽ ảnh hưởng đến việc cơ thể đi vào giấc ngủ một cách bình thường.

Vì vậy, nếu tắm trước khi ngủ, mặc dù có thể thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm mệt mỏi, nhưng nó cũng có thể làm tăng nhiệt độ bề mặt cơ thể, ức chế sự bài tiết melatonin trong não và làm giảm chất lượng giấc ngủ, làm chậm thời gian buồn ngủ.

Đây cũng là lý do tại sao chúng ta luôn được khuyên rằng, không nên làm bất kỳ hoạt động nào có thể làm tăng nhiệt độ bề mặt cơ thể trước khi đi ngủ.

Bác sĩ Phi gợi ý rằng, bạn nên luyện cho mình thói quen bắt đầu tắm ít nhất một giờ trước khi đi ngủ là tốt nhất, đồng thời nên kiểm soát nhiệt độ nước ở khoảng 37-39 độ C. Theo cách này, vào giờ đi ngủ, nhiệt độ cơ thể giảm xuống mức thích hợp và dễ ngủ hơn.

Nếu bạn về nhà trễ, bạn có thể áp dụng việc tắm trước khi ngủ nhưng nên áp dụng bị quyết hạ nhiệt độ cơ thể bằng cách như sau: Vẫn tắm nước ấm bình thường, nhưng sau khi tắm xong thì dùng ít nước lạnh rửa vào trán và lau cổ tay để tăng tốc độ làm mát dịu cơ thể, làm hạ nhiệt độ nhanh chóng hơn.

Thói quen tắm trước khi ngủ là tốt hay xấu: Chuyên gia khuyên cách tắm có lợi nhất - Ảnh 2.

Một số thói quen tắm sai lầm khác mà bạn cần lưu ý

1. Tắm ngay sau khi tập thể dục

Nhiều người thích tắm ngay sau khi tập thể dục để làm sạch mồ hôi. Trên thực tế, khi cơ thể đang ở trong trạng thái hưng phấn cao sau khi tập thể dục, không nên tắm ngay lập tức hoặc tắm hơi, nếu không nó sẽ làm tăng lưu lượng máu tới cơ và da, dẫn đến thiếu máu cung cấp cho các cơ quan khác.

Ngoài ra, sau khi tập thể dục, nhịp thở đang ở mức độ gấp gáp, nếu vào ngay phòng tắm có diện tích nhỏ, không khí ít, nhanh chóng rơi vào trạng thái thiếu ô xy, kết hợp với việc sau khi tập đổ mồi hôi nhiều, lượng nước ở trong máu giảm xuống.

Sự thiếu máu tương đối ở vùng tim do quá trình tập thể dục đã phân bổ đi đến các bộ phận khác, từ đó gây chóng mặt, toàn thân yếu ớt, thậm chí sẽ bị sốc ngất và các triệu chứng khác. Vì vậy, sau khi tập thể dục, tốt nhất là nghỉ ngơi trong vòng tối thiểu từ 30 đến 45 phút mới có thể tắm.

Thói quen tắm trước khi ngủ là tốt hay xấu: Chuyên gia khuyên cách tắm có lợi nhất - Ảnh 3.

2. Tắm ngay sau khi ăn hoặc khi bụng rỗng

Tắm ngay sau bữa ăn có thể làm giảm lưu lượng máu trong đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thu thực phẩm.

Tắm trong lúc bụng đói có thể gây hạ đường huyết và suy giảm chức năng não, dẫn đến ngất. Thời gian tắm nên khoảng 1 giờ sau bữa tối là thích hợp.

3. Thời gian tắm ngâm bồn quá dài

Việc ngâm trong bồn tắm làm cho người ta cảm thấy mệt mỏi, sự cung cấp máu đến cho vùng đầu bị giảm, dẫn đến thiếu máu hoặc thiếu oxy trong não hay tim. Vì vậy, nên kiểm soát việc tắm ngâm bồn trong vòng 20 phút. Nếu bạn tắm bằng vòi hoa sen hoặc xả nước từ vòi, thì có thể chỉ cần khoảng 7 phút.

Thói quen tắm trước khi ngủ là tốt hay xấu: Chuyên gia khuyên cách tắm có lợi nhất - Ảnh 4.

*Theo Health/People

Xem thêm:

Lau khô người sau khi tắm: Việc đơn giản nhưng nhiều người mắc sai lầm

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại