Mất ngủ không chỉ tác động lên sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng nặng nền đến sức khỏe tâm thần đối với bất kỳ người nào ở độ tuổi nào, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Tuy nhiên, đối với thanh thiếu niên - những người đang ở giai đoạn phát triển quan trọng, thiếu ngủ có thể gây ra những tác hại đặc biệt quan trọng.
Tiến sĩ Michael Breaus – Chuyên gia tâm lý học lâm sàng và giấc ngủ cho hay: "Thiếu ngủ gây ra những tác động vô cùng bất lợi ở mọi giai đoạn trong cuộc đời/ Trong giai đoạn thiếu niên, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến trí não và sự phát triển não bộ".
Theo một cuộc điều tra năm 2014, hơn 90% học sinh trung học Hoa Kỳ đang bị thiếu ngủ trầm trọng. Trong khi đó, Viện Y tế Quốc gia ước tính rằng, thanh thiếu niên cần ít nhất 9 giờ mỗi đêm ngủ, chỉ có 9% học sinh trung học đáp ứng tiêu chuẩn này. Thậm chí, đáng báo động hơn nữa là thực tế khoảng 20% đang ngủ ít nhất 5 giờ mỗi đêm.
Dưới đây là một số rủi ro về thể chất và tinh thần liên quan đến việc thiếu ngủ ở độ tuổi vị thành niên mà phụ huynh nào cũng cần biết.
1. Thanh thiếu niên ngủ ít dễ lạm dụng chất gây nghiện
Nghiên cứu mới đây trên thanh thiếu niên cho thấy, thiếu ngủ ở độ tuổi này có thể tăng nguy cơ trầm cảm và nghiện ngập.
Mất ngủ mãn tính là triệu chứng phổ biến ở cả người lớn và độ tuổi thiếu niên do thứa khuya, dậy sớm học bài hoặc do áp lực công việc.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Pittsburgh trên 35 đối tượng trong độ tuổi từ 11,5 đến 15 tuổi trong phòng thí nghiệm thử nghiệm sau 2 đêm.
Thanh thiếu niên thức khuya dùng điện thoại di động và máy tính bảng có thể ảnh hưởng đến các khu vực não có vai trò hoạt động định hướng mục tiêu và học hỏi.
Một nửa trong số những người tham gia nghiên cứu ngủ khoảng 10 giờ, trong khi những người còn lại chỉ ngủ khoảng 4 giờ.
Sau 1 tuần, 2 nhóm trở lại sau với lịch trình ngủ khác nhau sau thử nghiệm đầu tiên. Sau mỗi lần thăm khám, những người tham gia sẽ được quét não trong khi chơi 1 trò chơi liên quan đến nhận thức.
Cuối cùng, họ được trả lời những câu hỏi đo các chức năng cảm xúc để phát hiện các triệu chứng trầm cảm.
Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng, nhóm thiếu niên ngủ đủ 10 giờ có não sắc nét hơn trong trò chơi thử nghiệm. Trong khi với những thiếu niên chỉ ngủ 4 giờ thực hiện trò chơi thất bại hơn.
Mặt khác, thanh thiếu niên thức khuya dùng điện thoại di động và máy tính bảng có thể ảnh hưởng đến các khu vực não có vai trò hoạt động định hướng mục tiêu và học hỏi.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, nếu giấc ngủ không đủ có thể khiến các thanh thiếu niên này dễ có khả năng tham gia vào các hành vi nguy hiểm và dẫn đến dễ bị nghiện ngập.
Trước đó, nghiên cứu của Tập đoàn RAND đã chỉ ra rằng, 1 thiếu niên cứ đi ngủ 10 phút tăng 6% nguy cơ uống rượu, nghiện cần sa. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, những rối loạn về giấc ngủ cũng liên quan đến nguy cơ dùng chất gây nghiện, lái xe khi uống rượu và hành vi tình dục nguy hiểm.
2. Các vấn đề sức khỏe tâm thần
Một nghiên cứu trên gần 28.000 học sinh trung học được công bố trên Tạp chí Tuổi trẻ và Vị thành viên nhận thấy rằng, cứ mỗi 1 giờ bị thiếu ngủ có liên quan đến nguy cơ bị stress hoặc thất vọng tăng lên 38% và 58% nguy cơ tự tử.
Những thanh thiếu niên ngủ 6 tiếng mỗi đêm cũng có thể bị trầm cảm cao gấp 3 lần, một nghiên cứu năm 2010 phát hiện.
"Mất ngủ và trầm cảm đi đôi với nhau ở độ tuổi thanh thiếu niên", tác giả nghiên cứu Mahmood Siddique – chuyên gia giấc ngủ tại Trường Y tế Robert Wood Johnson cho biết.
Sự can thiệp của cha mẹ có thể là giải pháp tạo ra khác biệt. Nghiên cứu cho thấy, những người trẻ tuổi có cha mẹ đặt thời gian đi ngủ sớm ít có khả năng bị trầm cảm hoặc có ý nghĩ tự tử.
(Ảnh minh họa)
3. Các vấn đề về học tập và hành vi
Khoảng 1 trong 4 thanh thiếu niên đi ngủ sau 11h30 tối có xu hướng dễ bị phiền muộn và tồi tệ hơn tại trường học. Trẻ ngủ không đủ giấc cũng có xu hướng mất tập trung, bốc đồng, hiếu động.
Các chuyên gia cho rằng, ngủ giúp hỗ trợ não – yếu tố quan trọng đối với học tập, bộ nhớ và quy định cảm xúc. Vào ban đêm, bộ não sẽ xem xét và củng cố thông tin đã thu được trong ngày.
5. Tăng nguy cơ béo phì
Mất ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe thể chất của thanh thiếu niên. Giấc ngủ kém có liên quan đến bệnh tiểu đường và nguy cơ béo phì ở thanh thiếu niên.
Trong số các thanh thiếu niên đã bị tiểu đường, mất ngủ có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe kèm theo. Các nghiên cứu cho thấy, thanh thiếu niên mắc tiểu đường tuýp 1 có thể gặp khó khăn khi ngủ, sự thiếu ngủ này cản trở và gây rắc rối trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu và kiểm soát hành vi.
Cha mẹ có thể làm gì?
TS Breus cho biết, việc đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất phụ nữ cần làm là giáo dục trẻ vị thành niên về tầm quan trọng của giấc ngủ và xây dựng kế hoạch ngủ nhất quán cho cả gia đình.
"Cha mẹ có thể giải thích cho trẻ hiểu rằng, giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến học tập, thể thao và các hoạt động… Sau đó, họ cũng nên thống nhất với con cái về giờ ngủ của cả gia đình", TS Breus khuyến cáo.
Điều gì xảy ra khi bạn thiếu ngủ?
*Theo Dailymail/Huffingtonpost