Tiến sĩ Gregory Thorkelson, bác sĩ khoa tiêu hóa, gan và dinh dưỡng tại Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho biết đại tiện lâu, tức là hơn 15 phút không phải là điều tốt, nếu không muốn nói là có thể gây hại cho sức khỏe cho dù đó là nguyên nhân nào.
Bạn chỉ nên đi "nặng" nếu thực sự có nhu cầu bởi nếu không, bạn sẽ tự ép cơ thể đẩy chất thải ra ngoài, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ do phồng mạch máu xung quanh hậu môn gây sưng, đau, thậm chí chảy máu.
Hơn nữa, thói quen đi vệ sinh lâu do tập trung vào việc đọc báo hoặc sử dụng điện thoại có thể khiến bạn không tập trung vào việc đi tiêu và đi tiểu. Kết quả là bạn phải mất một thời gian dài mới có thể "giải quyết" được.
Hành động đi tiêu phát sinh do quá trình gọi là nhu động nhịp tăng dần. Quá trình co thắt nhịp nhàng di chuyển phân cùng với ruột tạo nên cảm giác buồn đi "nặng"
Nếu không có cảm giác này, bạn sẽ phải ráng rặn và có thể trải nghiệm một quá trình được gọi là nhu động ngược lại, phân đi ngược vào ruột già khiến phân cứng hơn. Đó là chưa kể ruột kết trích xuất một số chất dịch từ phân, có thể góp phần gây ra táo bón.
Theo bác sĩ Thorkelson, việc thường xuyên đại tiện lâu hơn 10-15 phút cảnh báo cơ thể đang gặp trục trặc do căng thẳng hoặc môi trường, ví dụ như trong khi đi máy bay.
Mất quá nhiều thời gian đi vệ sinh còn là dấu hiệu táo bón. Do đó, bạn hãy nhớ ăn đủ 38 gram chất xơ/ngày.
Để rút ngắn thời gian đại tiện cũng như phòng tránh các vấn đề bài tiết, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung magiê hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng.