Thịt bò là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Trước đây, thịt bò còn được cọi là món ăn cao cấp không phải lúc nào cũng được xuất hiện trong bữa cơm gia đình.
Ngày nay, những loại thực phẩm như thịt bò đã trở nên phổ thông hơn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra lúc này là sử dụng thịt bò như thế nào cho có lợi nhất cho sức khỏe?
Thịt bò tuy rất giàu chất sắt, vitamin B6, B12, giàu chất khoáng có lợi như magie, kẽm, kali... nhưng việc ăn quá nhiều thịt bò cũng được coi là đem lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Các nhà khoa học khuyên rằng, thịt bò, cũng giống như các loại thịt đỏ khác, cần được hạn chế ăn nhiều nhất là khi bạn càng có tuổi.
1. Ăn nhiều thịt bò tác hại gì?
- Gây ra bệnh tim mạch: Các nhà khoa học đã từng chứng minh mối liên hệ giữa thịt đỏ và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho người ăn nếu người đó tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ.
Khi thịt bò được tiêu hóa trong dạ dày, các vi khuẩn đường ruột sẽ "khai quật" ra một hợp chất có tên là Carnitine. Chất này sẽ gây nên chứng xơ vữa động mạch, từ đó có tác động rất xấu đến hệ thống tim mạch của con người.
- Làm tăng nguy cơ mắc ung thư: Thịt đỏ và mối liên hệ với căn bệnh ung thư từ lâu đã được nhắc đến. Những nghiên cứu cụ thể đã cho thấy thịt bò có khả năng gây ra bệnh ung thư ruột kết.
Một nghiên cứu của Mỹ áp dụng trên gần 150.000 người cũng cho thấy ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh alzheimer: Nếu bạn ăn quá nhiều thịt bò, bạn sẽ bị thừa sắt bởi trong thịt bò có rất nhiều chất sắt.
Nếu như bình thường, chất sắt rất có lợi cho sức khỏe, tốt cho máu, hệ tim mạch và sự phát triển trí não. Tuy nhiên, nếu thừa sắt, các protein có trong não có thể phá vỡ các tế bào thần kinh và tiêu diệt chúng. Đây chính là căn nguyên của bệnh alzheimer.
- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Trong thịt bò có chứa nhiều chất béo bão hòa - một loại chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo nên hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa, không để hàm lượng này vượt quá 7% tổng số calo tiêu thụ hàng ngày. Họ cho rằng đây là một trong những yếu tố quan trọng gây bệnh tiểu đường.
2. Vì sao không nên ăn thịt bò vào buổi tối?
Thịt bò giàu chất sắt hơn hẳn các thực phẩm khác. Trong 87g thịt bò nạc cung cấp 2-3 mg sắt. Sắt rất có lợi cho sức khỏe bởi nó vận chuyển oxy tới cơ bắp thông qua các tế báo máu đỏ, giúp cho cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng.
Sắt còn có tác dụng to lớn đối với sự hoạt động của gan, nguyên tố này thúc đẩy gan làm việc tốt và hiệu quả hơn, ngay cả khi gan làm việc nhiều vẫn không cảm thấy mệt mỏi.
Bên cạnh đó, sắt khống chế chặt chẽ lượng đường trong máu, giúp ngăn chặn mức đường trong máu tăng cao.rong nghiên cứu mới này, ,
Tóm lại, trong điều kiện gan hoạt động bình thường thì sắt rất có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây của tiến sĩ Judith A. Sim Cox, nghiên cứu viên thuộc Đại học Utah (Mỹ), nếu bạn ăn thịt bò vào buổi tối, nghĩa là bạn đã nạp vào cơ thể một lượng sắt lớn trong khi gan đang có nhu cầu nghỉ ngơi.
Điều này sẽ gây nhiễu đồng hồ sinh học của gan dẫn đến hậu quả lượng đường trong máu tăng bất thường. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn sẽ phải đứng trước nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường.
Ngoài thịt bò ra, các thực phẩm giàu sắt khác còn bao gồm: rau lá xanh đậm, cơm gạo lứt, các loại đỗ, và các loại trái cây sấy khô như mơ khô và nho khô cũng không nên ăn vào buổi tối.
Ăn bao nhiêu thịt bò thì đủ?
Theo các chuyên gia, nếu tiêu thụ một lượng thịt bò đủ nhiều khoảng 100g mỗi ngày thì chúng ta sẽ đứng trước nguy cơ mắc những căn bệnh như tiểu đường, alzheimer... kể trên.
Một lượng vừa đủ thịt bò cũng như các loại thịt đỏ được khuyến cáo sử dụng hàng tuần là từ 300 - 500g.
Thay vì ăn thịt đỏ, bạn nên ăn nhiều cá và thịt gia cầm.