Đây cũng là một trong những ảnh hưởng tiêu cực mà mướp đắng có thể gây ra. Những triệu chứng thường gặp của bệnh này bao gồm hôn mê, đau bụng, đau đầu và sốt.
Bệnh thiếu máu tan huyết là kết quả của việc thiếu hụt máu do các enzyme không hoạt động được như bình thường.
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều khổ qua, lượng độc tố trong loại rau này sẽ tác động đến chức năng của các enzyme, gây hại cho sức khỏe .
Hôn mê do hạ đường huyết
Tình trạng hôn mê do hạ glucose huyết là một trong những tác dụng phụ phổ biến do ăn nhiều mướp đắng.
Đây là một rối loạn bệnh lý xảy ra khi nồng độ glusoce huyết thanh giảm (mức đường huyết giảm nghiêm trọng), gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng, buộc các tế bào não phải tìm kiếm năng lượng từ nhiều nguồn khác nhau.
Để loại trừ tình trạng này, bạn cần tập thể dục thường xuyên và kiêng ăn mướp đắng.
Gây hại cho tế bào gan
Một số nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Thêm nữa, hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Tuy nhiên, người ta cũng xác định mướp đắng tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Vì vậy, khi dùng mướp đắng bạn không nên dùng trong thời gian quá dài để tránh gây hại.
Ngoài ra, khi ăn mướp đắng, nên chú ý tới nguồn gốc của thực phẩm. Vì loại cây này dễ trồng nên có thể được trồng ở vùng đất cằn, nhiễm kim loại.
Nếu trồng trên loại thổ nhưỡng này, mướp đắng có thể bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho gan và các bộ phận khác trong cơ thể.
Ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em.
Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua. Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bữa cơm thường ngày, cần trụng (chần) khổ qua trong nước sôi trước khi chế biến, nấu nướng.