Mướp đắng còn có tên gọi khác là khổ qua, về dược lý có vị đắng, hơi ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, sáng mắt, mát tim, nhuận tùy vị, bổ thận gan, có lợi cho máu, tăng cường sức khỏe và giải phiền khát.
Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.
Ngoài ra, hạt mướp đắng có vị ngọt, tính mát, thêm khí lực, cường dương,chữa được chứng liệt dương ở nam giới.
Bài thuốc chữa liệt dương từ mướp đắng
Mướp đắng (khổ qua) có thể trị được chứng liệt dương ở nam giới. Ảnh minh họa.
Để chữa chứng liệt dương, bạn dùng 300 g hạt mướp đắng, 100 g long nhãn. Hạt mướp đắng đem sấy khô, tán thành bột, còn long nhãn giã nhỏ. Trộn hai loại với nhau, vo tròn thành viên thuốc nhỏ bằng hạt ngô để uống.
Mỗi ngày bạn uống ba lần, mỗi lần 10 viên, cùng với một chút rượu. Bạn dùng bài thuốc này trong khoảng 10-15 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ mướp đắng
– Chữa mụn nhọt đau nhức: Lá mướp đắng một nắm, sắc uống cùng một chén rượu, hoặc phơi khô tán bột uống mỗi lần 12 gr với rượu. Ngoài giã lá tươi chưng nóng đắp.
– Chữa ho: Mướp đắng 1 – 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
– Giảm đường huyết: Nước cốt trái mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
– Dùng cho bệnh nhân tiểu đường: Mướp đắng 150g, đậu phụ 100g. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều.
Ăn ngày 1 lần. Rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
– Trị rôm sảy: Mướp đắng 2 – 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.
– Dùng cho người mắc tiểu đường, sốt cao mất nước: Mướp đắng 1 – 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
Ngoài ra, mướp đắng còn có rất nhiều công dụng sức khỏe khác. Ảnh minh họa.
– Trị chứng nhiệt lỵ: Mướp đắng tươi 1 – 2 quả. Mướp đắng rửa sạch, nghiền nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng nhiệt lỵ.
– Giải nhiệt: Mướp đắng 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Mướp đắng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo trái.
Mướp đắng ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt.
- Ngoài ra mướp đắng còn có tác dụng phòng chống ung thư:
Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.
Nước cốt trái mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.