Những sai lầm nhiều người mắc khi ăn ngao

PHƯƠNG HÀ (Tổng hợp) |

Ngao là một trong những loại hải sản phổ biến được nhiều người yêu thích bởi tính bổ dưỡng và rất dễ ăn. Tuy nhiên, nếu không biết dùng đúng cách, ngao sẽ không tốt cho sức khỏe.

Ngao là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt ngao chứa chất làm hạ cholesterol trong máu công hiệu mạnh hơn cả thuốc.

Đây là món ăn thích hợp cho người ho hen, tiểu đường, người bị trĩ, phù nước, trướng bụng, người sưng tuyến giáp trạng, bí đái, xơ vữa động mạch, phụ nữ ra nhiều khí hư.

Tuy nhiên, nhiều người ăn ngao không đúng cách và nghĩ rằng ai cũng có thể ăn ngao. Vì thế, dẫn đến những tác hại đối với sức khỏe.

Không ăn ngao khi uống bia

Không nên ăn ngao, hến và uống bia cùng lúc, bởi sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm... dẫn tới mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe.

Ăn ngao đã chết

Đặc biệt, không ăn ngao đã chết, dập, nứt vỏ chế biến món ăn cho bé. Ngao chế chứa nhiều vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không ăn cùng hoa quả

Nhiều người có thói quen ăn hoa quả ngay sau khi ăn canh ngao hay cháo ngao. Tuy nhiên, điều này cực kỳ gây hại, vì sẽ dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy.

Ngoài ra ăn ngao còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, protein có trong con ngao hoặc tạo thành chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

Không ăn khi bị nhiễm lạnh

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ngao có tính hàn nên người bị cảm lạnh nên hạn chế ăn ngao để giảm khả năng bị cảm lạnh.

Nhất là đối với trẻ nhỏ, tốt nhất nên cho trẻ sử dụng vào mùa hè, vì nếu trong thời tiết giá lạnh, trẻ ăn ngao dễ dẫn đến lạnh từ bên trong, không tốt cho cơ thể.

Những đối tượng nào không được ăn ngao?


Không ăn khi cơ địa dị ứng

Không ăn khi cơ địa dị ứng

Protein trong ngao có thể hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa nó là dị nguyên, gây dị ứng mạnh. Khi ăn ngao có thể gây dị ứng, thậm chí tiêu chảy, nôn, phát ban. Vì thế những người dị ứng nên cân nhắc ăn.

Bệnh đau dạ dày

Ngao là loại thực phẩm có tính lạnh, không tốt với những người bị đau dạ dày. Nếu vẫn muốn ăn ngao, khi dùng nên ăn thêm 1 ít gừng tươi để điều hòa.

Người bị bệnh Gout

Ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, purin cao. Chất purin trong cơ thể sẽ được phân giải thành axit uric - nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.

Vì thế người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao đối với những người có bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout.

Người mắc bệnh thận, khó tiêu

Ngoài ra, người mắc bệnh thận, ăn khó tiêu cũng không nên ăn ngao.

Lưu ý:

- Để tránh bị ngộ độc, tốt nhất nên ngâm ngao hến vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ sạch vỏ.

Đặc biệt, không ăn ngao đã chết, dập, nứt vỏ chế biến món ăn cho bé. Khi mua ngao, bạn nên chọn những con vỏ còn cứng và đóng chặt miệng. Dùng tay tách thử vỏ ngao, nếu có thể dễ dàng tách chúng ra tức là ngao chết.

- Khi chế biến các món ăn từ ngao phải nấu kỹ vì trong ngao có thể ẩn chứa ký sinh trùng.

- Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn con ngao, bởi giai đoạn này khả năng nhai của bé rất kém vì vậy chúng ta không nên cho trẻ ăn

- Không nên nấu cháo ngao với thực phẩm giàu Vitamin C, việc kết hợp này dễ gây ngộ độc.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại