Người giảm cân
Đối với mứt tết, chỉ nên sử dụng như một loại gia vị cho cuộc sống, nghĩa là ăn rất ít để hương vị tết thêm ngọt ngào.
Dùng nhiều mứt tết rất dễ tăng cân, đường huyết không ổn định và còn dễ nổi mụn.
Ăn nhiều mứt sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến ăn ít trong bữa chính nên hay có cảm giác mệt mỏi do cơ thể chỉ nhận năng lượng từ đường mà thiếu các chất đạm, béo, vitamin, khoáng chất.
Người bị đái tháo đường
Người đái tháo đường cần tránh ăn mứt, nếu rất thèm thì có thể ăn chút ít nhưng ăn sau bữa chính và phải bớt chất bột đường trong bữa chính.
Người cao tuổi
Với người trung niên và cao tuổi, ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol dễ có nguy cơ bệnh tim mạch, người đã có bệnh thì tăng nguy cơ tai biến.
Để hạn chế hấp thu cholesterol từ món ăn này, cần ăn kèm nhiều rau. Chất xơ từ rau sẽ giúp hạn chế hấp thu chất béo, cholesterol và tăng đào thải ra ngoài.
Phụ nữ mang thai
Mứt tuy được làm từ trái cây hoặc củ nhưng đã mất hết vitamin và thành phần chủ yếu của mứt chỉ là đường ngọt, không hoàn toàn có lợi cho thai phụ.
Do vậy, phụ nữ mang thai cần chọn lựa thực phẩm có dinh dưỡng cân đối, giàu vitamin và khoáng chất hơn là chỉ giàu năng lượng.
Tương tự như thế, cũng giống như bánh kẹo ngọt hoặc nước ngọt, mứt sẽ cung cấp năng lượng rỗng (chỉ có năng lượng nhưng không kèm các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất đạm, vitamin, hay khoáng chất...).
Chính vì thế, nếu ăn nhiều mứt các sản phụ sẽ tăng cân nhanh nhưng không có dưỡng chất cần cho thai nhi tăng trưởng.
Hơn nữa, ăn mứt nhiều có thể sẽ làm sản phụ ăn mất ngon trong bữa chính (là bữa ăn có đủ dưỡng chất) hoặc bỏ đi một vài bữa phụ nên càng không tốt cho thai.
Lưu ý:
Chọn mua mứt tết của cơ sở sản xuất có uy tín, nơi bán hợp vệ sinh.
Chọn mứt làm bằng phương pháp đơn giản, màu sắc tự nhiên. Chỉ nên mua mỗi thứ một ít nhằm tránh ăn phải loại mứt không an toàn với lượng nhiều.
Dùng các loại rau củ và hạt sấy khô thay mứt sẽ hạn chế đưa nhiều đường vào cơ thể một cách không cần thiết.