Dứa là một trong những loại hoa quả vùng nhiệt đới chứa nhiều nước và vitamin cần thiết cho sức khỏe. Ăn dứa đem lại rất nhiều lợi ích như giúp cải thiện những vấn đề về da, tăng cường hệ miễn dịch.
Thêm vào đó, dứa cũng là một loại trái cây rất có hiệu quả trong việc giảm cân.
Tuy nhiên, ăn dứa vào mùa đông lại không phải là một sự lựa chọn thông minh với một số người vì "lợi bất cập hại". Dưới đây sẽ là một số tác dụng phụ của việc ăn dứa vào mùa đông mà bạn cần lưu ý.
1. Làm bệnh dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn
Mùa đông là thời điểm chúng ta thường phải chịu những phiền toái do dị ứng gây ra. Vì thế, những người mắc bệnh dị ứng không nên ăn quả này.
Loại enzim trong dứa có thể gây rát môi và cổ họng. Nếu bạn vẫn "thỏa cơn thèm" dứa, hãy cắt dứa ra thành từng miếng nhỏ và ngâm vào trong nước muối.
2. Dứa không tốt cho các bà bầu
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn dứa ở những ngày đầu thai kỳ có thể tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, các bà bầu nên tránh ăn dứa khi mới có thai và chỉ nên ăn loại trái cây này ở những tháng sau của thai kỳ.
3. Dứa làm bệnh viêm khớp thêm trầm trọng
Vào mùa đông, chúng ta thường phải chịu các cơn đau và viêm khớp. Nếu ăn dứa vào thời điểm này, dứa sẽ bị lên men, sự lên men của dứa tăng lên trong dạ dày dẫn tới bệnh càng nghiêm trọng hơn.
Những người bị viêm khớp không nên ăn dứa vào mùa đông
4. Làm tăng sự tiết dịch nhầy
Nếu như bạn mắc bệnh về xoang, bạn không nên ăn dứa vào mùa đông bởi loại hoa quả này sẽ làm thúc đẩy sự tiết dịch nhầy và làm bạn khó thở. Ngoài ra, dứa còn gây ra các cơn đau dạ dày và rát họng nếu bạn ăn vào mùa đông.
5. Tăng lượng đường trong máu
Mặc dù dứa chứa lượng đường thấp hơn so với các loại trái cây khác, lượng đường có trong dứa vẫn có thể gây ảnh hưởng không tốt đối với các bệnh nhân tiểu đường.
6. Phản ứng phụ với thuốc
Bạn đã biết dứa chứa loại enzin bromelain, chất có phản ứng qua lại với thuốc kháng sinh và gây tổn hại tới sức khỏe. Do đó, khi bạn đang sử dụng thuốc kháng sinh, hãy tránh ăn dứa, đặc biệt là vào mùa đông.
* Theo Boldsky