Một số loại thuốc không nên uống cùng với nước ép bưởi

Ngọc Ánh |

Khi bạn cần uống thuốc để điều trị một bệnh nào đó, hãy ưu tiên cho việc uống thuốc và tạm gác ý định uống 1 cốc nước ép bưởi lại bởi uống thuốc điều trị bệnh quan trọng hơn.

Lợi ích của quả bưởi

Bưởi là hoa quả thuộc họ nhà cam quýt và rất giàu vitamin C, giàu chất chống oxy hóa và chống viêm. Chính vì chứa nhiều loại chất chống oxy hóa nên bưởi có tác dụng chống xơ cứng động mạch.

Bưởi cũng là loại quả cung cấp nhiều kali, giúp đưa natri khỏi thận, nhờ vậy sẽ giảm tình sạng phù nề và hạ huyết áp.

Uống 500ml nước ép bưởi mỗi ngày sẽ giúp hạ huyết áp ở người mắc bệnh cao huyết áp, giảm huyết áp từ 142/89 mmHg xuống còn 136/81 mmHg trong vòng 5 tuần.

Quả bưởi có nhiều thịt và cùi hơn so với hầu hết các loại trái cây họ cam quýt. Đây là loại quả giàu pectin, một loại chất xơ hòa tan có khả năng giảm sự hấp thu cholesterol. Chất naringenin trong bưởi có đặc tính làm giảm cholesterol.

Uống nước ép bưởi có thể làm giảm hiệu quả sự hấp thụ cholesterol LDL có hại như việc bạn uống thực phẩm chức năng bổ sung sterol.

Nước ép bưởi đào có tác dụng mạnh nhất và có thể làm giảm cholesterol LDL cao hơn 8% so với bưởi da vàng.

Bưởi có phản ứng với thuốc

Nước bưởi gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ và chuyển hóa của nhiều loại thuốc. Bưởi có thể làm nồng độ thuốc trong máu tăng cao hơn so với tiêu chuẩn.

Phản ứng này được các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra khi đang nghiên cứu những ảnh hưởng của rượu tới sự hấp thụ thuốc huyết áp có tên felodipin.

Bưởi gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bưởi làm thay đổi sự hấp thụ thuốc của cơ thể theo nhiều cách khác nhau.

Một số thành phần có trong trái bưởi như natringen và furanocoumarins có thể chặn các enzyme có tên cytochrome (CYP3A4), một loại men tham gia quá trình chuyển hóa của hơn 50% các loại thuốc.

Vậy tiêu thụ bưởi và thuốc ở thời điểm cách xa nhau có được không? Điều này có vẻ có lý, nhưng sự thật là nó không phải lúc nào cũng đúng.

Các nhà khoa học đã tìm thấy ở người sử dụng bưởi trong vòng 24 giờ nhưng có uống thuốc, các enzyme CYP450 trong thuốc vẫn bị chặn lại ở ruột và gan.

Vì vậy, nếu trên tờ giấy hướng dẫn sử dụng thuốc chống chỉ định với bưởi, tốt nhất bạn không nên dùng bưởi trong cả khoảng thời gian uống thuốc.

Những loại thuốc có phản ứng với bưởi

- Thuốc huyết áp, chủ yếu là những loại thuốc như felodipin, nicardipin, nifedipin, verapamil.

- Thuốc chặn beta như thuốc dùng để điều trị sung huyết tim carvedilo.

- Thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc kháng histamin, kháng virut, thuốc ức chế miễn dịch.

- Thuốc ngủ, thuốc dùng cho điều trị rối loạn chức năng cương dương, thuốc chữa đau nửa dầu, statin và thuốc điều trị tăng cholesterol.

Lưu ý nếu bạn đang dùng thuốc statin

Statins được chỉ định cho những người bị huyết áp cao bởi loại thuốc này có thể giảm nguy cơ đau tim đột ngột trong một thời gian dài.

Bạn chỉ cần sử dụng 1 viên thuốc statin trước hoặc sau khi ăn bưởi, chúng sẽ sản xuất lượng huyết tương cao ngang bằng lượng huyết tương sản sinh khi bạn uống 12 viên với nước lọc.

Tuy nhiên không phải bưởi phản ứng với tất cả các loại thuốc statins.

Một nghiên cứu cho thấy rằng nước bưởi không có ảnh hưởng tới sự hấp thụ pravastatin. Đối với simvastatin, uống 200ml nước bưởi cùng với một liều 40mg simvastatin sẽ làm tăng sự hấp thụ thuốc gấp 4 lần.

Phản ứng tương tác thuốc

Các phản ứng sẽ xảy ra nếu bị tương tác thuốc bao gồm nhịp tim bất thường, chảy máu dạ dày, các triệu chứng cứng mỏi cơ, tổn thương thận, huyết áp tụt, khó thở, buồn ngủ, chóng mặt.

Mỗi loại thuốc khác nhau với nồng độ thuốc khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau.

* Theo Theo Epoch Times

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại