Món ăn "khó nuốt" nhưng giúp quý ông tăng 25% tần suất "giao ban"

Một món ăn "khó nuốt" bởi khi ăn vào thực khách nào cũng cảm thấy cay xé lưỡi nhưng hấp dẫn bởi khả năng tăng cường tình dục thần diệu hơn cả Viagra. Đó là món cà ri Ấn Độ.

Nếu được mời nếm thử món cà ri Ấn Độ, bạn nên cân nhắc thật kỹ bởi khả năng “đốt lưỡi” thực khách của món ăn đã nổi danh toàn thế giới.

Tuy nhiên một khi đã vượt qua được cửa ải khó nuốt này, phần thưởng không chỉ là sự trải nghiệm về một đặc sản quốc hồn quốc túy. Tuyệt vời hơn, bạn sẽ có cơ hội “tận hưởng” những lợi ích chưa từng được biết đến nhờ món ăn này, đặc biệt trong “chuyện ấy”.

Món ăn khó nuốt nhưng giúp quý ông tăng 25% tần suất giao ban 1

Cỏ cà ri chứa hàm lượng diosgenin cao gấp đôi mức mong muốn của các nhà khoa học. Ảnh TG

Sau suýt xoa là muốn… lên giường

“Chưa khiến người ăn chảy nước mắt thì chưa phải là cà ri Ấn Độ”, câu “phán” ngắn gọn này của một thực khách vô danh nhưng cực sành ăn nào đó đã trở thành nổi tiếng và được lưu truyền khắp thế giới từ nhiều năm qua. Đó cũng là lời giới thiệu đơn giản mà đầy đủ nhất về món ăn đặc sản đến từ đất nước tỷ dân này. Một điều thú vị là dù nổi tiếng khó nuốt như vậy, nhưng cà ri Ấn không chỉ là món ăn ưa thích bên trong lãnh thổ nước này, mà còn hiện diện ở rất nhiều nơi trên thế giới, góp mặt trong thực đơn của vô số nhà hàng có phục vụ các món ăn châu Á.

Ngay cả các đầu bếp người Ấn ở nước ngoài cũng không thể lý giải được tại sao, ngày càng có nhiều người yêu cầu nấu cà ri đúng kiểu Ấn Độ đến như vậy. “Có lẽ, họ muốn trải nghiệm cảm giác cay xé lưỡi khi thưởng thức món ăn quốc hồn quốc túy của chúng tôi”, một bếp trưởng trong nhà hàng Ấn tại New York (Mỹ) phỏng đoán. Nhưng lời giải thích từ phía các nhà khoa học có vẻ thuyết phục và gây tò mò nhiều hơn: Cà ri khiến người ta hưng phấn hơn về mọi mặt, khiến người ta ngạc nhiên về sự đổi thay tích cực trong cơ thể mình, đặc biệt là “chuyện ấy”.

Bí mật đầy bất ngờ này mới chỉ được phát hiện gần đây, từ một nghiên cứu rất tình cờ và đầy công phu. Trong một lần trà dư tửu hậu, tiến sĩ Ryan Jaslow – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tích hợp lâm sàng và Y học phân tử Australia (Centre for Integrative Clinical and Molecular Medicine in Australia-CICMM) và một số đồng nghiệp chợt nhận ra rằng, trong tuần vừa qua, tất cả họ đều đã từng được mời đi ăn món đặc sản từ châu Á này. Họ đã chứng kiến hàng trăm thực khách ra vào cửa hàng với sự mê đắm khó giải thích. Đã đặt chân vào đây, ai cũng gọi món ăn độc đáo này, dù nó không hề dễ ăn một chút nào, thậm chí nhiều người không thể ăn được cay vẫn vui vẻ giàn dụa nước mắt thưởng thức.

“Ngoài vị cay khủng khiếp ra thì còn có gì trong đó khiến người ta phát mê nó nhỉ?”, một người thắc mắc. Không ai trả lời được, dù rất hiếu kỳ. Một đề tài khoa học bắt đầu từ đó được xới lên, và cả nhóm đã thể hiện đúng “bệnh nghề nghiệp” của các nhà khoa học: Tìm hiểu và có bằng được câu trả lời.

Từ một bó cỏ cà ri mua được ở cửa hàng của một Ấn kiều, tiến sĩ Ryan Jaslow và các cộng sự tiến hành chiết xuất các hoạt chất và tiến hành phân tích. Họ thật sự sửng sốt khi tìm thấy hợp chất saponin trong chế phẩm thu được, với nồng độ chất diosgenin rất cao, khoảng 4,7%. Từ lâu, giới y học cũng như các hãng dược phẩm đã không ngại gian khổ, cất công săn lùng những thảo dược thiên nhiên có chứa saponin. Đó là một hợp chất tham gia vào quá trình sản sinh hoóc-môn sinh dục nam testosteron.

Thành phần quan trọng nhất của saponin là diosgenin, hàm lượng của nó phải đạt trên 2,5% mới có thể khiến hợp chất này phát huy tác dụng được. Đã có nhiều dược liệu bị loại khỏi danh sách tìm kiếm, bởi tuy có saponin nhưng hàm lượng diosgenin trong nó lại quá thấp. Vậy mà, con số này ở cỏ cà ri Ấn Độ lại cao gần gấp đôi mức mong muốn của các nhà khoa học. Đây thực sự là một phát hiện hết sức ngạc nhiên và cực kỳ quý giá!

Hai nhóm tình nguyện viên được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Tất cả đều là nam giới ở độ tuổi từ 25 đến 52, có sức khỏe tình dục bình thường. Một nhóm được dùng các chiết xuất từ cỏ cà ri mỗi ngày hai lần, với hàm lượng chưa được công bố. Nhóm còn lại dùng giả dược, hoàn toàn không có công dụng gì. Sau 6 tuần theo dõi, hoạt động tình dục của nhóm thứ nhất được ghi nhận là đã cải thiện một cách ấn tượng: tần suất “giao ban” của họ tăng 25%, thời gian mỗi lần “lâm trận” kéo dài từ 5 đến 9 phút. Ở nhóm thứ hai, không có thay đổi gì về chuyện giường chiếu, bởi những viên giả dược mà họ được cho uống được chế tạo từ… bột mì.

Vậy là cả lý thuyết lẫn thực tế đều đã cho thấy sự liên hệ mật thiết giữa cỏ cà ri – nguyên liệu làm lên món ăn cay xé lưỡi của người Ấn Độ - với khả năng tăng cường “chuyện ấy” cho nam giới. Khi công bố kết quả này, nhóm của tiến sĩ Ryan Jaslow đã khiến nhiều người phải bất ngờ. Vị cay và sex, hai thứ tưởng như chẳng liên quan gì đến nhau, hóa ra lại cùng ẩn chứa trong một món ăn truyền thống có từ hàng nghìn năm của hơn một tỷ con người trên Trái đất. Và một cách vô thức, món ăn đó đã “gây nghiện” cho rất nhiều người.

Cơ hội “hái” ra tiền

Món ăn khó nuốt nhưng giúp quý ông tăng 25% tần suất giao ban 2

“Chuyện ấy” trở nên nồng nàn hơn nhờ món ăn được hàng tỷ dân Ấn Độ ưa chuộng. Ảnh minh họa

Khám phá về cỏ cà ri lại một lần nữa khiến giới khoa học phải có cái nhìn thận trọng hơn về các loại thảo dược thiên nhiên vẫn thường được quảng bá là có tác dụng y học. Thực tế cho thấy có hàng nghìn thảo dược như vậy, phân bố khắp nơi trên thế giới, tồn tại trong tiềm thức của các dân tộc từ nhiều đời nay. Thế nhưng chỉ một số ít được quan tâm nghiên cứu, và hầu hết đều không vượt qua được các thử nghiệm lâm sàng theo kiểu cân – đo – đong – đếm, xét nghiệm, phân tích… theo kỹ thuật hiện đại ngày nay của phương Tây.

Bản thân tiến sĩ Ryan Jaslow cũng thừa nhận rằng, sự khám phá của nhóm ông hết sức tình cờ theo kiểu “tò mò” và vô cùng ngẫu hứng, chứ không hề có sự chuẩn bị trước một cách chu đáo như các công trình khoa học khác. Không có luận cứ khoa học, không khảo sát đối tượng nghiên cứu, không thu thập dữ liệu liên quan… họ đã bắt đầu bằng việc ra thẳng khu chợ của người Ấn, mua về một bó cỏ cà ri rồi đem phân tích. Ấy vậy mà việc làm đầy tính ngẫu hứng và phi quy ước này đã đem đến kết quả hơn cả mong đợi.

Phát biểu trên tờ DailyMail (Anh), tiến sĩ Ryan Jaslow cho biết nhóm của ông đang tiếp tục nghiên cứu thêm về “mỏ vàng” mới phát lộ này. Do cỏ cà ri có rất nhiều loài khác nhau, dùng cho món cà ri cũng đã có tới hơn 10 loài, chưa kể một phân loài khác ít dùng cho thực phẩm nhưng lại có mặt thường xuyên trong các bài thuốc cổ truyền Ấn Độ. Rất có thể trong số đó, còn có loại chứa nhiều diosgenin hơn cả bó cà ri mà ông đã mua một cách ngẫu nhiên.

Hiện công trình đang nhận được nhiều lời mời nhận tài trợ từ các hãng dược phẩm danh tiếng. Đổi lại, họ sẽ phải chia sẻ bản quyền những khám phá của mình với các tập đoàn này, để chúng sớm được thương mại hóa. Cơ hội kinh doanh đã hiển lộ rõ ràng, chỉ có điều, các nhà sản xuất cần một loại nguyên liệu tối ưu nhất. Do đó các nhà nghiên cứu đang ráo riết lùng tìm đủ loại cỏ đặc biệt này. Cách thức thu hồi những chiết xuất quý giá này từ cỏ cà ri cũng đang được các nhà khoa học thảo luận để đưa ra những phương án tối ưu nhất, tận dụng triệt để những ưu đãi mà cây cỏ dâng tặng con người.

Người ta đã bắt đầu nghĩ tới một tương lại sán lạn với sự ra đời của một viên thuốc “sung sướng”, giúp các đấng mày râu cải thiện khả năng tình dục của mình. Một loại thần dược xuất hiện với thành phần chính lấy từ cỏ cà ri Ấn Độ chỉ còn là vấn đề thời gian. Theo giới phân tích, với nguồn gốc thảo dược 100%, đây sẽ là một mặt hàng “nóng rẫy” ngay từ những ngày đầu lên kệ. Người ta ưa chuộng sự an toàn, ít tác dụng phụ của nó và kỳ vọng vào một cơ chế tác dụng mới mẻ tới “bản lĩnh đàn ông”.

Thời gian gần đây, dòng sản phẩm bào chế hoàn toàn từ hóa chất đang có dấu hiệu thoái trào, kể cả “vua xuân dược” Viagra. Nhiều biến chứng được ghi nhận liên tiếp đã khiến người tiêu dùng trở lên e dè, thận trọng hơn với những viên thuốc cấu tạo hoàn toàn từ hóa chất. Nếu xuất hiện kịp thời, những viên thuốc từ cỏ cà ri sẽ là nơi để công chúng “trú ẩn”, tìm kiếm sự an toàn giữa lúc đang hoang mang, nghi hoặc. Ai mà biết được, có khi chúng lại soán ngôi của Viagra cũng nên!

Lịch sử lâu đời của cà ri

Cà ri (hay ca ri) chỉ đến nhiều món ăn hầm cay hoặc ngọt có thành phần chính là bột cà ri, nổi tiếng nhất trong Ẩm thực Ấn Độ, Thái, và Nam Á, nhưng cà ri được ăn ở tất cả vùng châu Á–Thái Bình Dương.

Cùng với trà, cà ri là một trong vài món ăn hay đồ uống thật sự "liên Á", nhưng nó có căn nguyên tại Ấn Độ. Các thực dân Anh tại Ấn Độ đưa cà ri vào phương Tây bắt đầu từ thế kỷ 18. Tên gọi cà ri bắt nguồn từ curry trong tiếng Anh, từ kari trong tiếng Tamil, có nghĩa "nước xốt" và chỉ đến nhiều món ăn được ăn rộng rãi ở Nam Ấn Độ, được nấu bằng rau hay thịt và thường được trộn trên cơm.

 

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại