Mỉm cười với tạng phủ: "Phép tiên" phải biết để trường thọ

Thầy thuốc Ưu tú, Lương y Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai |

Y học phương Đông cho rằng: Nguyên nhân gây nên bệnh tật chiếm 70% là do tình chí, 25% là do môi trường thời khí và 5% là do trùng thú cắn và truyền bệnh.

Căn nguyên bệnh tật của con người theo quan niệm y học phương Đông

Thường không mấy ai để ý đến sự quân bình giữa tinh thần và thể chất. Điều này phản ánh một cách bi thảm về sự thiếu hài hoà trong đời sống nội tâm của chúng ta.

Sức chịu đựng của thể xác là có hạn. Nếu cứ chồng chất liên tục lên nó tầng cũ, tầng mới với những ý tưởng, những tham vọng, những lo lắng, buồn tủi, uất hận, ghen ghét thì thể xác làm sao có thể ngày đêm gánh chịu sự quá tải.

Khi ấy cơ chế quân bình tự nhiên sẽ “buộc phải cho phép” thể xác huỷ hoại tâm chí. Nó ức chế khả năng hoạt động của tạng phủ với mục đích làm cho chúng ta không thể nạp thêm gánh nặng lên nó.

Thế rồi sẽ dẫn tới các chứng bệnh như: Mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, cao huyết áp, suy gan thận... và rối loạn chuyển hoá.

Có những chuyện đau khổ, buồn tủi uất ức thay vì phải đẩy nó về dĩ vãng và quên đi thì nhiều người lại cố giữ. Có người sợ quên mất phải ghi vào sổ, thỉnh thoảng giở ra xem để mua thêm nỗi bực mình.

Có những việc biết là không thể lo được nhưng nhiều người vẫn ngày đêm ôm ấp để lo. Lo tới mất ăn mất ngủ, lo tới gầy còm ốm yếu...


Lo lắng, muộn phiền làm nẩy sinh ra bệnh tật (Ảnh minh họa)

Lo lắng, muộn phiền làm nẩy sinh ra bệnh tật (Ảnh minh họa)

Y học phương Đông cho rằng: Nguyên nhân gây nên bệnh tật chiếm 70% là do tình chí, 25% là do môi trường thời khí và 5% là do trùng thú cắn và truyền bệnh.

Các loại tình chí gây bệnh là: Lo lắng quá tổn thương tỳ (tụy), uất ức quá tổn thương đến gan, buồn tủi quá tổn thương đến phổi, sợ hãi quá tổn thương đến thận và vui quá trớn tổn thương đến tim...

Bị tổn thương đồng nghĩa với suy giảm chức năng và mang bệnh. 

Khi lâm bệnh hầu hết người ta đều nghĩ rằng họ chẳng có lỗi lầm gì và vội vã đổ tội cho thời khí, do môi trường và than thân trách phận, oán thán đất trời. Dẫu có vài lần lâm bệnh sau khi được chữa khỏi lại quên đi những gì cần né tránh.

Muốn giảm thiểu bệnh tật thì phải cười

Trong cuộc sống người ta dành hầu hết thì giờ, tiền bạc và cả sức lực để chăm chút cho vẻ đẹp bề ngoài. Chẳng mấy ai lưu tâm đến những “người anh em” vất vả tận tuỵ ngày đêm vì cuộc sống của chúng ta đó là các bộ phận trong nội tạng.

Có người còn không biết vị trí của nó nằm ở chỗ nào, chưa nói đến sự hiểu biết về chức năng nhiệm vụ và những nhu cầu của nó!. Nhiều người khi tỏ lòng quan tâm đến nó thì đã muộn...

Chúng ta hãy nhìn lại một nếp sống văn minh của người xưa, không chỉ quan tâm săn sóc, bảo vệ cơ thể và tạng phủ mà người ta còn tìm cách để những bộ phận trong cơ thể được cười.

Đó là trường phái tu tiên “Tâm trung tiếu ý” những thành viên của phái này đều trường thọ, vô bệnh và minh mẫn cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.

Bí quyết của Phái này là coi trọng quyền năng của nụ cười.

Nụ cười có khả năng làm người ta thay đổi tư duy, ác ý và là động cơ thúc đẩy sự tuần hoàn sinh lực, làm hài hoà giữa tinh thần với thể chất, đẩy lùi mọi tiêu cực để con người cảm nhận yêu đời và tưới nhuận tình yêu thương trong cuộc sống.

Y học phương Đông còn cho rằng: Những người thiếu vắng nụ cười thì thường thiếu khả năng cho và nhận. Trên mặt họ biểu hiện sự thịnh âm (sắc diện xám, ánh mắt ám tối, quầng mắt thâm, các nếp da mặt luôn sệ xuống và bệnh tật luôn song hành.

Từ năm 755 phái đạo gia “Tâm trung tiếu ý” đã có ý thức quan tâm hết mức tới những nụ cười trong cuộc sống.

Họ không chỉ luôn tạo ra nụ cười trên môi trong sinh hoạt, trong giao tiếp mà còn tìm cách để cho tạng phủ bên trong cơ thể được hưởng thụ nụ cười.

Từ tư duy ấy đã giúp cho trường thọ và vô bệnh. đến 99 tuổi họ chủ động chọn một ngày thoát hồn để quy tiên trong tư thế ngồi thiền.

Để mỉm cười với tạng phủ, Phái Tu Tiên điều tiết như sau:

Ngồi theo tư thế thiền, mắt nhìn xuống sống mũi hoặc dim lại. Quán tưởng từ mắt nở ra nụ cười.

Khi nụ cười tươi nhuận, rạng rỡ thì tưới xuống khuôn mặt, dọc theo đường cổ xuống tim qua hai lá phổi, xuống gan, xuống lách rồi xuống thận và đưa về rốn.

Sau đó tiết nước miềng ra từ miệng rồi quán tưởng nước miếng xuống thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già rồi lại đưa về rốn. Sau đó lại quán tưởng nụ cười nở từ mắt rồi đưa sang gáy dọc theo tuỷ sống xuống tới đốt sống cùng rồi lại đưa về rốn.

Thế là xong một liệu trình “Mỉn cười với những bộ phận quan trọng của cơ thể. Phương pháp đơn giản, dễ tập và không tốn nhiều thì giờ như trên đã đem lại một thành quả kỳ diệu cho tinh thần và sức khoẻ. 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại