Hóa chất biến thịt ôi thiu thành thịt tươi roi rói
Hiện nay, tại nhiều chợ, các tiểu thương vẫn truyền tai nhau về bí quyết sử dụng một loại hóa chất giữ cho thực phẩm tươi lâu cả tuần hoặc biến thực phẩm đã ôi thiu trở thành thực phẩm còn tươi ngon.
PV kênh truyền hình O2TV đã làm một thí nghiệm về loại hóa chất này.
Trong thí nghiệm, PV dùng một miếng thịt được để trong điều kiện túi nilon bọc kín, phơi nắng 4 ngày cho bốc mùi ôi thiu, sau đó đem ngâm vào một chậu nước được pha một loại hóa chất làm tươi tên là săm-pết.
Chỉ sau một thời gian ngắn, miếng thịt trở nên tươi ngon trở lại, hết mùi hôi thối, trông chẳng khác gì thịt lợn vừa mới được giết mổ (xem video).
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm - ĐH Bách Khoa HN, sở dĩ dùng nitrat có thể biến thịt ôi thiu thành thịt tươi là do chất này có thể biến màu máu thâm đen trong thịt thành máu đỏ.
Đồng thời chất này có chất diệt khuẩn tốt nên làm sạch mùi ôi thiu.
Hóa chất biến thịt thối thành thịt tươi
Săm-pết là gì?
Săm-pết là từ phiên âm, đọc chệch đi của từ salpêtre (tiếng Pháp) hay sanpet (hoặc saltpetre, salt peter: tiếng Anh). Đây là một loại muối kali nitrat (hay còn gọi là potassium nitrate: KNO3) được sử dụng trong công nghiệp và nông nghiệp.
Thực chất, săm-pết không phải là chất bị cấm sử dụng trong thực phẩm. Nó được sử dụng với những liều lượng nhất định như một chất phụ gia bảo quản.
Săm-pết biến thịt ôi thiu để 4 ngày thành thịt tươi (Ảnh cắt ra từ clip)
Tuy nhiên, do mặt trái của nó, nên chất này được xem như môt tiêu chuẩn cần phải kiểm nghiệm trước khi lưu hành hàng hóa.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) đã đưa ra giới hạn hàm lượng nitrat rất cụ thể mà nếu vượt qua nó sẽ bị cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra hàm lượng Nitrat cho phép (ngưỡng an toàn) trong một số loại rau quả như sau:
Tại nước ta, theo quy định của Bộ Y tế về “danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”, mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng KNO3 cho các sản phẩm thịt hộp, thịt muối, lạp xưởng, jambon là 500mg/kg (500mg KNO3 trong 1kg thực phẩm).
Tuy nhiên, điều đáng nói là loại hóa chất này được tiểu thương sử dụng rất phổ biến với mục đích gian lận thương mại.
Họ thường dùng để duy trì độ tươi ngon của thực phẩm như thịt, cá, hải sản... quá mức bình thường hoặc biến những sản phẩm thiu thối thành tươi ngon che mắt người tiêu dùng.
Việc lạm dụng hóa chất này trong gian lận thương mại dẫn đến không kiểm soát được hàm lượng KNO3 trong thực phẩm, có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc nitrat, dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe.
3. Săm-pết gây ra những tác hại gì?
Trong kali nitrat, thành phần độc hại chính là nitrat (NO3). Nitrat nếu đi vào cơ thể ở mức bình thường, không nhiều lắm thì không gây hại cho cơ thể.
Tuy nhiên, điều đáng nói là nitrat khi vào cơ thể người sẽ tham gia phản ứng khử ở dạ dày và đường ruột do tác dụng của các men tiêu hóa sinh ra nitrit (NO2)
Nitrit rất độc, với hàm lượng 0,01 mg/l đã có thể gây độc hại cho sức khỏe con người.
Nitrit có tác dụng oxy hóa hemoglobin (huyết sắc tố) chứa trong hồng cầu, biến hemoglobin thành methemoglobin gây ra hội chứng thiếu oxy mô, với triệu chứng da, niêm xanh tím, khó thở, co giật, thậm chí tử vong.
Ở người trưởng thành do có men khử nitrate nên khó có thể kích hoạt quá trình phân giải nitrate - nitrite vì thế tác hại của nitrit được hạn chế.
Nhưng ở trẻ em do hệ thống tiêu hóa có độ pH cao nên chưa hình thành men khử này. Chính vì vậy trẻ em dưới 12 tháng tuổi nếu tiêu thụ hàm lượng nitrate cao dễ bị ngộ độc (nên còn gọi là hội chứng “blue baby”).
Trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao và dễ dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi
Ngoài ra, GS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam còn lưu ý nguồn thực phẩm chứa quá nhiều nitrat khi ăn đi vào trong dạ dày sẽ có thể trở thành chất nitrosamine.
Về lâu dài, nếu cứ ăn nhiều thì nó thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư gan và nhiều loại bệnh khác.