Lo lắng cũng là giác quan thứ 6, cứu sống chúng ta!

Hoàng Hương |

Lo lắng cũng là giác quan thứ 6 và có thể cứu sống chúng ta, theo một nghiên cứu. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người hay lo lắng thích ứng rất nhanh với các nguy hiểm.

Trong nhiều thập kỷ qua, các nghiên cứu cho rằng tinh thần cảnh giác có hại cho sức khỏe, bởi nó tạo ra cortisol - một loại hóoc môn căng thẳng, tăng vọt trong cơ thể, gây tổn hại đến các tế bào.

Ngoài ra, sự lo lắng có thể dẫn đến tình trạng quá nhạy cảm với các dấu hiệu nguy hiểm. Điều này dẫn đến tình trạng căng thẳng liên tục và thậm chí giảm khả năng phản ứng nhanh của cơ thể trước các mối đe dọa.

Nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy một lợi ích của một trạng thái "cảnh giác quá độ".

Mỗi khi lo lắng, bạn sẽ phát dấu hiệu cảnh báo tới vùng não chịu trách nhiệm hành động. Tại đây, bộ phận này tạo ra đột biến chất adrenalin (hóoc môn tăng khả năng chiến đấu và phòng vệ) hoặc phản ứng "đánh hay chạy".

Ngược lại, những người bình thản không có khả năng đó khi gặp nguy kịch. Thay vào đó, khi đối mặt với hiểm nguy, họ phát tín hiệu đầu tiên đến vùng não chịu trách nhiệm nhận diện khuôn mặt.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loạt các biểu hiện khuôn mặt để đánh giá phản ứng của bộ não của các tình nguyện viên.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loạt các biểu hiện khuôn mặt để đánh giá phản ứng của bộ não của các tình nguyện viên.

Các nhà nghiên cứu phát hiện sự khác biệt bằng cách giám sát hoạt động bộ não của 24 tình nguyện viên. Họ được đặt trong tình huống nhìn vào những bức tranh mô tả một người có những biểu cảm khác nhau về sự sợ hãi hoặc điềm tĩnh.

Bộ não con người có thể phát hiện các mối đe dọa trong xã hội chỉ trong vòng 200 phần nghìn giây.

"Phản ứng nhanh như vậy có thể giúp con người có thể tồn tại. Giống như tổ tiên của chúng ta đã biết cách chống lại những động vật săn mồi tấn công, để thoát khỏi sự nguy hiểm", Tiến sĩ Marwa El Zein đến từ Viện Nghiên cứu y tế Pháp cho biết.

Tiến sĩ El Zein và nhóm nghiên cứu nhận thấy những người lo lắng sử dụng vỏ não hành động để mã hóa các mối đe dọa. Trong khi đó, những người bình thản lại sử dụng vỏ não cảm giác để nhận diện khuôn mặt.

* Theo Telegraph

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại