Hàn Quốc là nước dẫn đầu trong danh sách tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất trên thế giới.
Theo báo cáo này, nguyên nhân khiến lượng tiêu thụ mì ăn liền tại Hàn Quốc tăng cao là do ngày càng xuất hiện các hộ gia đình “chỉ có một người”, chính vì thế mà người dân nước này có xu hướng lựa chọn những bữa ăn đơn giản và dễ ăn.
Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách tiêu thụ mì ăn liền mạnh. Ước tính, 1 năm mỗi người ăn khoảng hơn 50 gói.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mì ăn liền không chứa các chất dinh dưỡng nào bởi cảm gia no sau khi ăn loại thực phẩm này là do carbohydrate đem lại.
Dùng nhiều mì ăn liền không những khiến bạn có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.
Trong mì ăn liền không những không chứa dưỡng chất mà còn đem lại nhiều cái hại cho sức khỏe.
Một gói mì có thể chứa đến 2.000 mg muối, nhiều hơn 4 lần so với lượng muối Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị cơ thể cần mỗi ngày, làm tăng nguy cơ huyết áp cao và đột quỵ, thậm chí còn dễ làm tăng huyết áp, tổn thương chức năng thận và dễ tạo sỏi thận.
Trong thành phần mì ăn liền chủ yếu là bột và rất nhiều chất béo bão hòa, nhất là chất béo chuyển hóa (transfat) do được tạo ra khi chiên trong các loại dầu ăn rồi sấy khô.
Sự dư thừa các "chất béo không tốt" này dễ gây nên thừa cân, béo phì, béo bụng.
Thêm vào đó, tăng lượng cholesterol (mỡ xấu trong máu) còn dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch như: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim và đột quỵ não.
Biết rằng có hại, tuy nhiên, việc từ bỏ thói quen ăn mì ăn liền là rất khó. Nhiều gia đình có thói quen sắm cả thùng mì ăn liền để dự trữ ăn dần.
Có những người bị "nghiện" ăn mì ăn liền, coi nó như một thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.