Đừng ăn trứng, uống nước ngọt khi đang mắc bệnh này kẻo nguy hiểm

Liên Lê |

Mới đây, trên các diễn đàn, trang mạng lan truyền thông tin xuất hiện chủng virut sốt xuất huyết khiến người bệnh ăn cơm vào bị thủng ruột.

Sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành.

Loại muỗi vằn này thường ở trong nhà, trong các góc tối tăm và các nơi ẩm thấp, thường hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm.

Sốt xuất huyết là một căn bệnh gây tử vong, bệnh nhân có các triệu chứng sốt xuất huyết cần phải nhập viện ngay lập tức để điều trị nhanh chóng và hiệu quả. 

Ngoài ra, bất kỳ ai cũng nên nắm rõ những điều sau đây để phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả căn bệnh sốt xuất huyết.

1. Dấu hiệu nhiễm bệnh sốt xuất huyết:

Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết nhanh chóng từ nhẹ đến nặng nhưng thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: sốt, nguy hiểm và hồi phục.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh cũng khá đa dạng như sốt cao đột ngột, đau khớp, đau quanh mắt, đau đầu, buồn nôn và ói mửa,…

- Giai đoạn sốt:: Sốt cao đột ngột, liên tục, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da xung huyết, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam...

- Giai đoạn nguy hiểm: Thường vào ngày thứ 3 đến 7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt hoặc có các biểu hiện như thoát huyết tương do tăng tính thẩm thấu thành mạch, tràn dịch màng phổi...

- Giai đoạn hồi phục: Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn... Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.

2. Những món cấm kị đối với bệnh nhân sốt xuất huyết

Với những người mắc bệnh sốt xuất huyết, chế độ ăn thường ưu tiên nhiều lượng chất lỏng, các loại rau xanh và protein. Tuy nhiên, có một số thực phẩm bổ sung có thể làm bệnh nhân sốt cao hơn và gây nguy hiểm cho tính mạng.

Đồ ăn cay nóng

Những thực phẩm cay như gừng, ớt, mù tạt.... sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt xuất huyết.

Trứng

Trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng gà mà thay vào đó chúng ta nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.

Nước ngọt

Người bệnh sốt xuất huyết không nên uống nước soda hay bất kỳ loại nước ép trái cây nguyên chất nào như nước cam, dưa hấu…

Ngoài ra, mật ong và các loại đường tự nhiên khác, cũng không tốt cho người bệnh sốt xuất huyết. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào máu trắng sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.

Trà đặc

Uống nhiều trà hay uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh.

Nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Thêm nữa, trong trà có chất tananh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên, không tốt cho người bệnh.

Cà phê và các chất kích thích

Bạn cũng nên tiếp tục hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc thời điểm này.

Những đồ ăn quá nhiều dầu mỡ

Những đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng nằm trong danh sách kiêng kỵ đối vớ

tiêu.

Thực phẩm sẫm màu

Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết (chảy máu), do đó nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh.

Mục đích là để các bác sĩ không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.

Bị sốt xuất huyết ăn cơm bị thủng ruột?

Mới đây, trên các diễn đàn, trang mạng lan truyền thông tin xuất hiện chủng virut sốt xuất huyết khiến người bệnh ăn cơm vào bị thủng ruột.

Thông tin này được phát tán trong lúc tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn biến hết sức phức tạp gây hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương), khẳng định thông tin xuất hiện chủng virut sốt xuất huyết ăn cơm vào bị thủng ruột là tin đồn thất thiệt.

BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa cấp cứu (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương) cũng khẳng định, không có thông tin mới nào thông báo về chủng virut sốt xuất huyết ăn cơm vào là thủng ruột mà trong quá trình điều trị.

Tuy nhiên, BS Cấp lưu ý, việc để bị chảy máu đặc biệt cấm kị đối với bệnh nhân sốt xuất huyết đặc biệt là đối với các bệnh nhân có biến chứng giảm tiểu cầu. Bởi khi tiểu cầu giảm xuống thấp sẽ giảm khả năng tự đông máu, cầm máu gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bởi vậy bệnh nhân không nên ăn những thực phẩm cứng, không dùng bàn chải đánh răng làm xước gây chảy máu.

Người bị sốt xuất huyết nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và ưu tiên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo cá, cháo thịt băm nấu cùng với một ít rau củ quả các loại, súp các loại. Bạn nên cho người bệnh ăn từng ít một, nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng nôn ói.

Trong trường hợp bị sốt cao, cơ thể suy nhược khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, thở khó, sắc mặt vàng, ăn không ngon, trướng bụng, mạch yếu… thì nên dùng các thực phẩm như: thịt bò, thịt thỏ, lươn, bao tử bò, hoàng kỳ,… để bồi bổ sức khỏe.

 

 

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại