Nhận diện cà gai leo
Cà gai leo hay còn gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, tên khoa học là Solanum procumbens Lour, thuộc họ Cà Solanaceae.
Cà gai leo là loại cây nhỏ sống nhiều năm, cây mọc dạng leo hay bò dài trên đất, chiều dài khoảng 6m. Thân hóa gỗ, nhẵn, nhiều cảnh, phủ lông hình sao, thân có nhiều gai cong màu vàng.
Lá mọc so le, thuôn hay hình bầu dục, sẻ thùy không đều, mặt trên lá có gai, dưới có lông mềm màu trắng hình sao.
Hoa mọc thành cụm, hình xim ở nách lá. Mỗi cụm có khoảng 2-5 hoa màu tím nhạt nở vào tháng 4-5. Qủa mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ vào tháng 7-9. Hạt hình thân dẹt, màu vàng.
Cây thường mọc hoang ở khắp nơi. Bạn có thể tìm thấy chúng ở ngoài vệ đường, trên núi, bờ rào,…Cây sống quanh năm nên rất dễ tìm kiếm.
Dược tính và tác dụng chữa bệnh của cà gai leo
Theo Đông y cà gai leo tính ấm, vị hơi the, hơi độc, có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, tán phong thấp, trị ho, suyễn, rắn căn,…đặc biệt có tác dụng chữa trị các bệnh về gan như: xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan B mạn tính khá hiệu quả.
Theo y học hiện đại thì cây cà gai leo có chứa saponin steroid và các alcaloid solasodin, solasodinon; còn có diosgenin và các flavonoid. Đây là những thành phần kháng viêm, ngăn chặn và tiêu diệt virus mạnh.
Cà gai leo có thể điều trị được các bệnh về gan?
Có rất nhiều đề tài, nghiên cứu về dược tính và tác dụng của cây cà gai leo trong điều trị bệnh gan tại Việt Nam, tiêu biểu như:
Một nghiên cứu về cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan do Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thu đứng đầu đã chỉ ra được tác dụng của cà gai leo với gan.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tìm ra một hoạt tính trong cà gai leo có tác dụng ức chế sự phát triển của xơ gan, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho gan có tên là Solanum hainanense Hance Solanaceae.
Do đó, nó có thể điều trị được các bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan B.
Trong đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai lại thêm một lần nữa khẳng định về tác dụng chữa bệnh gan nhờ cà gai leo.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã chứng minh được tác dụng bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của xơ gan ở dạng chiết toàn phần nhờ vào hoạt chất glycoalcaloid có trong cà gai leo.
Thử nghiệm lâm sàng trên 60 bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính thì những người được điều trị bằng cà gai leo đạt kết quả rất tốt đến 66.7 %.
Trong khi những người không sử dụng cà gai leo chỉ đạt ở mức trung bình và kém lên tới 93.3 %. Điều đáng nói nữa là thuốc không gây nên tác dụng phụ ngoài y muốn cho người bệnh.
Do đó, đề tài này đã kết luận rằng: Cà gai leo được phép sử dụng làm thuốc chữa viêm gan, đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động.
Cũng theo GS.TS Nguyễn Văn “Cà gai leo cũng đã được chứng minh có thể ngăn chặn xơ gan tiến triển và hạ men gan nhanh.
Riêng việc điều trị các triệu chứng cơ năng của bệnh viêm gan B mạn tính hoạt động như vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải, kém ăn mệt mỏi…thì Cà gai leo thể hiện tính ưu việt tuyệt đối so với các dược liệu được biết đến từ trước đến nay.”
Một cuộc thử nghiệm tại 3 cơ sở y tế là Viện Quân y 103, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Viện Quân y 354 trên 90 bệnh nhân viêm gan B cũng đã cho kết quả rất khả quan.
Tuy nhiên, cà gai leo sẽ phát huy tác dụng tiêu diệt các virus viêm gan B tốt nhất khi được kết hợp với cây mật gấu (mật nhân hay mật nhơn).
Với dược tính và tác dụng khả quan trong điều trị bệnh về gan, cà gai leo đã được các nhà khoa học nghiên cứu đưa vào sử dụng làm thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị viêm gan B và gải độc gan.
Hiện tại cà gai leo đang được nhiều bà con nông dân ở Quảng Nam trồng theo quy mô để phục vụ cho việc làm nguyên liệu để làm thuốc giải độc gan, điều trị các bệnh về gan, mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định.
Cà gai leo đang được người dân Quảng Nam trồng để phát triển kinh tế
Bài thuốc chữa bệnh từ cà gai leo
Chữa các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan, men gan cao…): Sắc 35g rễ cà gai leo cùng 1 lít nước còn 300ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Hoặc có thể dùng 100g rễ cây cà gai leo sắc uống thay nước hàng ngày. Hoặc bạn có thể dùng cà gai leo dưới dạng thuốc viên, cao khô để điều trị xơ gan, viêm gan B hay hạ men gan rất hiệu quả.
Giải rượu: 100g cà gai leo khô đem sắc với 400ml nước còn 150ml, uống khi thuốc còn ấm, dùng hết trong ngày.
Người bị say rượu uống nước thuốc từ cây cà gai leo giúp giải rượu nhanh lại không bị tổn hại đến gan.
Chữa nhức, sưng đau do viêm khớp: Rễ cà gai leo, dây đau xương, vỏ chân chim, rễ tầm xuân, rễ cỏ xước, dây mấu mỗi vị 25g.
Các vị thuốc trên đem rửa sạch sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Uống vào buổi sáng và trưa sau khi ăn. Mỗi liệu trình kéo dài 20 ngày.
Chữa ho do viêm họng: 15g rễ cà gai leo 15g, 30g lá chanh, sắc lấy nước. Uống khi thuốc còn ấm, chia làm 2 lần trong ngày. Dùng khoảng 5-7 ngày.
Chữa viêm lợi, viêm quanh răng: 3g hạt cà gai leo khô, tán nhỏ, cho vào dụng cụ bằng đồng rồi đốt cùng với sáp ong, xông khói vào chân răng. Môi ngày làm từ 2-3 lần, thực hiện trong 3-5 ngày liên tiếp.
Hoặc bạn có thể ngậm 10-20ml cao lỏng (nước cốt của lá cà gai leo) sau bữa ăn. Ngày ngậm 2 lần vào sáng và tối.