1. Dầu tảo
Cách sử dụng tốt nhất: Có mùi nhẹ, dễ chịu và điểm bốc khói rất cao, cho nên rất hữu hiệu trong việc làm tăng hương vị của món ăn, làm các món áp chảo, chiên rán và làm món salad trộn.
Ưu và nhược điểm: Dầu tảo có rất nhiều chất béo không bão hòa đơn tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, nó không phổ biến.
Nhưng dự đoán trong tương lai gần dầu tảo sẽ được bán rộng rãi trong các cửa hàng.
Dầu quả hạnh
Không nên đun dầu quả hạnh (đặc biệt là loại ép lạnh) ở nhiệt độ cao. Nên thêm vào thức ăn ngay trước khi dọn ra. Dầu hạnh có thể làm món salad trộn, bánh nướng.
Dầu quả hạnh có nhiều vitamin E chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
Dầu bơ
Với điểm bốc khói cao, dầu bơ dùng để chiên rán và áp chảo rất tốt, làm món salad trộn cũng ngon.
Cạnh đó dầu bơ còn có tác dụng cải thiện huyết áp.
Dầu hạt cải
Hương vị trung tính, điểm bốc khói trung bình, dầu hạt cải dùng để áp chảo, xào và làm món nướng.
Dầu hạt cải là loại dầu giàu axit alpha-linolenic (một loại chất béo omega 3) nhất, cần thiết cho chế độ ăn kiêng vì cơ thể bạn không thể tạo ra được, tốt cho tim và giảm cholesterol. Nên chọn loại có dán nhãn "certified organic".
Dầu dừa
Dầu dừa tốt nhất là để làm các món nướng bằng lò và dùng thay thế bơ khi làm bánh.
Giúp cải thiện cholesterol tốt trong cơ thể. Tuy nhiên, dầu dừa có lượng chất béo bão hòa cao làm tăng nguy cơ bệnh tim, do đó nên sử dụng hạn chế.
Dầu hạt lanh
Không nên đun nóng. Dùng tốt nhất trong các món salad trộn hoặc rưới lên các loại rau đã nấu chín để tăng hương vị.
Dầu lanh giàu omega-3, giảm huyết áp và tốt cho tim. Tuy nhiên, nó rất nhanh trở mùi, nên bạn hãy bỏ vào tủ lạnh và sử dụng trong vòng ít tháng sau khi mở nắp.
Dầu oliu
Sử dụng tốt cho các món áp chảo, salad trộn, mỳ ống, rưới lên món canh hoặc ăn với bánh mỳ.
Dầu oliu giàu polyphenols, một chất chống oxy hóa, chống viêm. Ngoài ra, nó có các chất béo không bão hòa đơn tốt cho tim.
Tốt nhất nên mua loại có dán nhãn “extra virgin” – loại này không nên dùng ở nhiệt độ cao và cũng hơi đắt tiền.