Căn bệnh dễ chết, nhiều di chứng ai cũng phải đề phòng

Hoàng Phương |

Theo các chuyên gia về tim mạch can thiệp bệnh đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa và nguyên nhân của bệnh thường được bỏ qua thậm chí người thân cũng không nghĩ ra.

Sống chết trong gang tấc

PGS. TS Lê Văn Trường, Chủ nhiệm Khoa Can thiệp Tim mạch Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đột quỵ là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu và di chứng vô cùng nặng nề.

Nhưng nếu phát hiện sớm và đưa đến bệnh viện kịp thời thì bệnh nhân có thể được cứu sống, ít để lại di chứng nhất.

Trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Văn S. trú tại Văn Lâm, Hưng Yên là điển hình. Bệnh nhân S bị đột quỵ với các triệu chứng nói ngọng, liệt nửa người. Ngay sau đó gia đình bệnh nhân đã vội vàng đưa bệnh nhân đến thẳng bệnh viện 108 cấp cứu.

Các bác sĩ cấp cứu bằng biện pháp tiêu sợi huyết nhưng không có kết quả nên bệnh nhân nhanh chóng được chuyển qua can thiệp mạch để lấy cục máu đông. Nhờ được đưa đến bệnh viện kịp thời nên bệnh nhân S được ra viện và không có di chứng.

PGS Trường cho biết nhận biết đột quỵ để đưa bệnh nhân đến điều trị vô cùng quan trọng. Nếu không biết đó là đột quỵ mà đưa bệnh nhân đi lòng vòng các bệnh viện chỉ làm bệnh nặng, tỷ lệ cứu sống thấp, để lại di chứng nhiều.

Trường hợp của bệnh nhân Cao Thị Đ. Trú tại Hà Nội là điển hình. Sau khi ngủ dậy bệnh nhân bị liệt nửa người, thụt lưỡi.

Tuy nhiên, người nhà muốn đi theo đúng tuyến nên đã đi lòng vòng qua các bệnh viện mỗi bệnh viện giữ lại vài tiếng đến khi tới bệnh viện 108 bệnh đã nặng dù cứu được bệnh nhân sống nhưng di chứng rất nặng nề.

Hình ảnh biểu thị căn bệnh đột quỵ (Ảnh minh họa)
Hình ảnh biểu thị căn bệnh đột quỵ (Ảnh minh họa)

PGS Trường cho biết đột quỵ được coi là cấp cứu và bệnh viện nào cũng thanh toán BHYT nên người dân không nên chạy lòng vòng và đến bệnh viện lớn nhất để có cơ hội.

Nhận biết triệu chứng đột quỵ là nói ngọng, uống nước bị chảy ra, liệt nửa người, liệt mặt... khi bị đột quỵ không được sơ cứu hình thức nào mà bắt buộc đưa vào bệnh viện.

Các bác sĩ vẫn thường nói cấp cứu trong đột quỵ “thời gian là não” vì nếu phát hiện và cấp cứu muộn não bị tổn thương sẽ để lại di chứng.

Nhiều thủ phạm gây bệnh

Tại khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô cũng có nhiều trường hợp nhập viện vì triệu chứng đột quỵ. Trường hợp của ông Vũ Văn Điệp 55 tuổi trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội nhập viện trong tình trạng hôn mê.

Người nhà của bệnh nhân  cho biết họ phát hiện anh nằm sõng soài trên nhà tắm. Khi đưa vào cấp cứu, bác sĩ chụp cộng hưởng từ não phát hiện anh Th. bị đột quỵ não.

Tuy nhiên, khi bác sĩ tư vấn về bệnh, gia đình anh Th. không tin vào bệnh này vì anh không có triệu chứng trước đó, không có tiền sử cao huyết áp, không có tiền sử uống bia rượu và thuốc lá. Điều đó khiến cả gia đình anh lo lắng không biết phòng bệnh như thế nào.

Bác sĩ Bùi Long – Trưởng khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết hiện nay căn bệnh đột quỵ rất nguy hiểm. Nguyên nhân của bệnh đột quỵ như hẹp động mạch cảnh, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid...

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, đột quỵ là nguyên nhân thứ ba gây tử vong và là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng khuyết tật lâu dài ở Mỹ. Khoảng 25% đột quỵ là do bệnh động mạch cảnh.

Các cơ chế của đột quỵ bao gồm huyết khối tắc mạch, thuyên tắc huyết khối, và bóc tách động mạch não, tổn thương dị dạng mạch máu não..., trong đó nhiều trường hợp có liên quan đến hẹp động mạch cảnh do xơ vữa động mạch.

Theo bác sĩ Long, ngoài các nguyên nhân trên, thủ phạm gây đột quỵ tiềm ẩn đó là bệnh hẹp động mạch cảnh do xơ vữa động mạch thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi.

Ở những bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, có hẹp động mạch cảnh nặng > 70%, tỷ lệ đột quỵ (gây tử vong hoặc không gây tử vong) cùng bên trong vòng 18 tháng là khoảng 24%.

Triệu chứng lâm sàng thường gặp của hẹp động mạch cảnh thường là bệnh nhân đột ngột bị yếu, tê bì nửa mặt, nửa người hoặc chỉ yếu tay/chân, nói khó hoặc không nói được, mất thị lực một bên...

Sau vài phút đến vài giờ thì hồi phục hoàn toàn (cơn thiếu máu não thoáng qua) hoặc không hồi phục (nhồi máu não).

Nhiều bệnh nhân chỉ có biểu hiện choáng, ngất, đi khám nhiều nơi được chẩn đoán là thiểu năng tuần hoàn não, điều trị nội khoa đơn thuần triệu chứng thường không hết. Khi thăm khám có thể phát hiện tiếng thổi ở vị trí động mạch cảnh.

Đối với đột quỵ, các bác sĩ khuyến cao không nên uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá và thường xuyên tập thể dục. Khi xuất hiện triệu chứng tê bì cần nghĩ ngay đến các triệu chứng sớm của đột quỵ để có thể phát hiện và đưa đến bệnh viện sớm nhất.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại