Cách phòng bệnh hen khi thời tiết chuyển mùa

Bạch Dương |

Khi thời tiết chuyển mùa bệnh hen thường hay xảy ra. Bệnh này điều trị được và có thể phòng ngừa được.

Hen là một bệnh mạn tính xảy ra khi phế quản bị viêm. Các cơ của thành phế quản chít hẹp lại và sản sinh thêm chất nhầy làm hẹp đường thở, dẫn đến các triệu chứng từ khò khè nhẹ đến khó thở nặng, có thể đe dọa tính mạng.


Khi thời tiết chuyển mùa bệnh hen thường hay xảy ra. (Ảnh minh họa)

Khi thời tiết chuyển mùa bệnh hen thường hay xảy ra. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu cảnh báo ở người lớn:

- Thở đoản hơi hoặc khò khè nhiều

- Rối loạn giấc ngủ do thở đoản hơi, ho hoặc khò khè

- Ngực căng hoặc đau

- Tăng nhu cầu dùng thuốc giãn phế quản.

Dấu hiệu cảnh báo ở trẻ em:

- Nghe rõ thấy tiếng thở rít hoặc khò khè khi trẻ hít vào

- Ho, đặc biệt nếu ho thường xuyên và xảy ra co thắt

- Đi lại trong đêm kèm theo ho hoặc khò khè

- Khó thở xảy ra khi trẻ gắng sức hoặc không

- Cảm giác ngực trẻ bị căng lên.

Nguyên nhân

Do di truyền có bố, mẹ bị hen.

Do tiếp xúc nhiều với các loại khói có hại cho sức khỏe như: khói thuốc là, khói củi bếp…

Tiếp xúc thương xuyên với môi trường có không khí ô nhiễm.

Hít phải những tác nhân kích thích không có lợi cho phế quản: các loại nước hoa, hóa chất tẩy rửa…

Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: lông chó, mèo…

Đường hô hấp bị nhiễm trùng như: viêm xoang, viêm phế quản…

Thay đổi thời tiết đột ngột lạnh, khô.

Viêm trào ngược dịch dạ dày thực quản.

Do tác động tâm lý.

Cách điều trị và phòng bệnh

Khi nghi ngờ bị hen cần được khám bệnh đầy đủ để xác định bệnh. Hiện nay đã có thuốc điều trị đặc hiệu cắt cơn hen và thuốc điều trị dự phòng cơn hen.

Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào có lợi cho người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ khám bệnh, người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị cho bản thân mình hoặc điều trị cho người nhà của mình.

Khi bệnh hen đã được kiểm soát, người bệnh nên khám bệnh định kỳ, khoảng từ 1-3 tháng/1 lần.

Tuy vậy, khi người bệnh không đáp ứng với thuốc, khó thở tăng lên, bệnh diễn biến nặng lên cần tái khám ngay hoặc gọi điện thông báo cho bác sĩ biết để được tư vấn hướng xử trí kịp thời.

Ngoài ra, để duy trì sức khỏe chung và làm giảm nguy cơ xảy ra cơn hen, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Tập luyện: Khoảng 30 phút mỗi ngày. Hãy bắt đầu từ từ và cố gắng tăng dần hoạt động mỗi ngày. Nếu tập luyện trong thời tiết lạnh, nhớ đeo khẩu trang để làm ấm không khí thở.

- Sử dụng máy điều hòa không khí: Điều này giúp giảm phơi nhiễm với phấn hoa và cỏ.

- Làm sạch các đồ trang trí: Hãy bọc nệm, gối bằng lớp bọc chống bụi để có thể thường xuyên thay giặt. Giặt khăn trải giường, áo gối và lót đệm hàng tuần bằng nước nóng. Thay gối bằng chất liệu tổng hợp 2-3 năm/lần.

- Duy trì độ ẩm tối ưu: Giữ độ ẩm thấp (khoảng 40-50%) trong nhà và văn phòng.

- Giữ sạch không khí trong nhà: Kiểm tra máy điều hòa không khí và lò sưởi mỗi năm 1 lần. Thay lưới lọc lò sưởi và máy điều hòa không khí theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu bạn dùng máy hút ẩm hãy thay nước hàng ngày.

- Hạn chế lông súc vật nuôi: Nếu bạn dị ứng với lông, tránh nuôi súc vật có lông.

- Thường xuyên lau dọn: Lau dọn nhà cửa thường xuyên. Để hạn chế bụi, cần đeo khẩu trang hoặc thuê người khác lau dọn.

- Hạn chế sử dụng kính áp tròng: Cố gắng đeo kính thay cho kính áp tròng vì bụi nhỏ và phấn hoa có thể mắc dưới kính áp tròng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại