Mẹo nấu cơm cực ngon, cực dẻo
Để có được nồi cơm ngon, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình bạn cần phải thực hiện khéo léo từng bước nấu cơm như sau:
Chọn gạo và vo gạo
Đây là khâu vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến màu sắc, giá trị dinh dưỡng của nồi cơm của bạn.
Bạn cần chọn loại gạo ngon, không quá trắng (gạo trắng quá sẽ không nhiều dinh dưỡng), có mùi thơm đặc trưng của gạo là được.
Khi vo gạo bạn chỉ cần xả nước vào nồi rồi nhẹ nhàng đảo gạo bên trong để các bụi bẩn nổi lên trên mặt nước rồi đổ chúng đi.
Không nên chà xát quá kỹ sẽ làm gạo mất đi các chất dinh dưỡng. Chỉ cần thực hiện lại thao tác trên 1 lần nữa là bạn đã vo gạo sạch và đảm bảo chất dinh dưỡng cho nồi cơm ngon.
Ngâm gạo trước khi nấu
Sau khi vo gạo sạch bạn cho lượng nước vừa đủ vào nồi để ngâm gạo từ 15-30 phút trước khi nấu sẽ giúp hạt gạo nở đều, hạt cơm tơi xốp, rút ngắn thời gian cắm cơm của bạn lại
Dùng thìa đảo khi nồi cơm sôi
Khi nồi cơm sôi bạn nên dùng thìa để đảo đều nồi cơm giúp các hạt gạo ở trên và dưới đều được ngấm nước và có lượng nhiệt như nhau, tránh trường hợp không bị nhão hay nát những hạt ở dưới và khiến nồi cơm ngon hơn.
Ăn ngay sau khi cơm chín
Khi cơm vừa chín tới là lúc nó ngon nhất dù là bạn nấu nó ở trên bếp ga hay bếp điện. Nếu để cơm quá lâu trên bếp sẽ khiến nó bị khô, thậm chí là khê và cháy.
Cách nấu cơm phòng tránh bệnh tiểu đường
Gạo trắng được coi là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh tiểu đường cho người Việt do khả năng tiêu thụ gạo trắng ở nước ta là rất lớn.
Do đó, bạn có thể hạn chế căn bệnh tiểu đường bằng cách sử dụng gạo hữu cơ, bên cạnh đó cách nấu cơm dưới đây cũng là cách để bạn hạn chế lượng đường trong gạo trắng để phòng tránh bệnh tiểu đường.
Cách làm:
Vo gạo như cách trên rồi nấu cơm chín theo tỷ lệ nước và gạo hợp lý như bình thường. Đến khi nước cơm sôi bạn nên cho thêm 1 ít dầu dừa với tỷ lệ 3% lượng gạo mà bạn sử dụng. Sau đó để cơm chín như bình thường.
Cách dùng và tác dụng:
Khi cơm nguội đi bạn cho cơm này vào ngăn mát tủ lạnh để trong 12 giờ đồng hồ, rồi lấy ra làm nóng trở lại khi ăn. Rồi ăn cùng thức ăn như bình thường.
Đây là cách nấu cơm được thực nghiệm tại Trường ĐH Khoa học Hóa chất, Sri Lanka. Nhóm nghiên cứu ra cách nấu cơm này cho biết: Cách nấu cơm này có thể giúp làm giảm đi từ 50-60% lượng calo trong cơm đi vào cơ thể.
Điều này đồng nghĩa với việc lượng calo, bột đường thấp xuống với cùng 1 lượng cơm như nhau sẽ giúp bạn giảm đi đáng kể khả năng mắc bệnh tiểu đường và béo phì do ăn nhiều chất bột đường và hàm lượng calo vào cơ thể.
Bên cạnh đó, dầu dừa còn giúp tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng tránh các bệnh đường ruột rất tốt.