Tai hại hơn, nếu xử lý không đúng cách rất có thể bạn sẽ là người bị “cuốn” vào dòng điện cùng người bị điện giật trước đó.
Tác động của dòng điện lên cơ thể người
Đòng điện khi có tiếp xúc với cơ thể người sẽ gây ra những tác động về nhiệt, sinh lý, phân điện,…có ảnh hưởng nhất định đến cơ thể và sức khỏe của bạn.
Nếu dòng điện với điện thế thấp có thể chỉ gây tổn thương nhẹ nhưng nếu là dòng điện cao thế nó sẽ tác động lớn đến các cơ quan trung ương, làm tê liệt thậm chí gây tử vong ngay lập tức.
Do đó có thể phân ra tác động của dòng điện đối với cơ thể người ở hai dạng sau:
Tác động kích thích
Các tế bào trong cơ thể người sẽ bị kích thích theo phản xạ co giật cơ bắp, đặc biệt là các cơ ở hệ hô hấp, phổi, tim, cơ quan tuần hoàn khi dòng điện chạy qua.
Đa số các trường hợp bị điện giật thường là tác động kích thích do tiếp xúc với nguồn điện áp thấp.
Khi dòng điện chạy vào cơ thể bạn, lúc đó điện trở trong người vẫn cao hơn điện trở của dòng điện sẽ xảy ra hiện tượng co quắp cơ bắp khiến bạn có cảm giác bị tê, giật.
Tuy nhiên, nếu để thời gian tiếp xúc càng lâu bạn sẽ khiến điện trở của cơ thể giảm đi thay vào đó là sự tăng lên của điện trở bên ngoài do không thể tự mình tách ra khỏi dòng điện sẽ khiến bạn bị tê liệt hệ thần kinh và hệ tuần hoàn.
Tác động gây chấn thương
Trường hợp dòng điện gây chấn thương cho bạn là khi chúng có điện áp từ >=6kV trở lên.
Bạn có thể có phản xạ nhanh chóng để thoát khỏi vật mang điện để không bị dính chặt vào vật chứa điện.
Nhưng dù có tiếp xúc trong thời gian ngắn thì bạn vẫn có thể sẽ bị rối loạn chức năng của hệ miễn dịch, suy giảm trí nhớ, tê liệt một số hệ thần kinh, ảnh hưởng tới cơ quan tạo máu,…
Nghiêm trọng hơn có thể tử vong do hồ quang đốt cháy da thịt.
Cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật
Bước 1 - ngắt dòng điện: Đây là việc bạn nên làm đầu tiên khi phát hiện có người bị điện giật. Bạn nên nhanh chóng ngắt cầu dao diện, cách làm này sẽ giúp ngăn chặn dòng điện không còn đi vào cơ thể người nữa.
Hoặc có thể dùng một vật dụng nào đó khô, không phải là kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Nhưng tuyệt đối không được dùng tay không mà phải đeo gang tay cao su, hay dùng vật hỗ trợ cách điện, phải đi dép hay đứng trên vật cách điện ngăn cách với mặt đất để thực hiện hành động hỗ trợ nạn nhân.
Bước 2 - đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát: Sau khi ngắt điện, tách vật chưa điện ra khỏi cơ thể nạn nhân thì nên đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, để tránh bị ngột khí.
Bước 3 – kiểm tra nhịp thở của bệnh nhân: Để biết nạn nhân còn thở hay không bạn nên áp má vào mũi của nạn nhân để kiểm tra hơi thở, đồng thời dùng tay áp vào ngực xem nhịp tim hay dùng ngón tay đặt vào động mạch hai bên cổ để đo nhịp tim.
Đối với nạn nhân không có nhịp thở: Tiến hành hô hấp nhân tạo và ép lồng ngực tại chỗ cho đến khi nạn nhân có thể tự thở được hoặc xác định đã tử vong mới thôi.
- Hô hấp nhân tạo: Tiến hành nới rộng quần áo, dây thắt lưng (nếu có) đồng thời đệm cổ để nạn nhân ngửa đầu về phía sau như thế sẽ giúp hệ hô hấp thông thoáng.
Dùng một tay bịt mũi, tay kia kéo hàm xuống phía dưới để miệng mở ra.
Áp miệng mình vào miệng nạn nhân rồi thổi liên tục, 1 hơi với trẻ em dưới 8 tuổi và 2 hơi với người lớn. Sau khi lồng ngực tự xẹp xuống thì tiếp tục thổi.
Hai đối tượng này cần thổi 20 lần/ phút. Với trẻ em dưới 8 tuổi phải thổi từ 20-30 lần/ phút, tùy từng trường hợp.
- Ép tim ngoài lồng ngực: Người sơ cứu ngồi bên trái nạn nhân, chồng hai tay lên nhau rồi đặt trước tim, tương ứng với núm vú hay khoang liên sườn số 4-5 ở ngực trái.
Dùng lực từ từ ấn sâu xuống từ 1/3-1/2 bề dày lồng ngực sau đó nới lỏng tay ra. Làm thao tác ép tim khoảng 100 lần/ phút với người lớn và trẻ em trên 1 tuổi. Với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi cần ép tim hơn 100 lần/ phút.
Trong trường hợp cần ép tim và thổi ngạt cùng lúc thì tiến hành theo cách 5 lần ép tim với 1 lần thổi ngạt.
Đối với nạn nhân còn tỉnh: Cần tiến hành kiểm tra các tổn thương trên cơ thể nạn nhân. Đặc biệt chú ý đến vùng đốt sống cổ, vì đây là vị trí rất dễ bị liệt nếu không kiểm tra và sơ cứu kịp thời.
Bên cạnh đó cần củng cố, động viên tinh thần giúp nạn nhân không bi sốc.
Bước 4 - đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất: Dù ở mức độ nặng hay nhẹ nếu đã phải tiến hành sơ cứu nạn nhân sau dư chấn điện giật thì đều phải đảm bảo sức khỏe và những tổn thương của họ là an toàn bằng cách đưa ngay đến cơ sở y tế.
Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp chiếu, siêu âm để kiểm tra một lần nữa những tổn thương từ trong ra ngoài do điện giật gây ra cho người bệnh.
Phòng ngừa điện giật
Đây là điều vô vùng cần thiết trong an toàn sử dụng điện.
Các gia đình nên thiết kế các ổ điện an toàn. Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện xem dây có đảm bảo, có bị rạn nứt hay chuột gặm hay không, nếu có cần thay mới ngay.
Không tiếp xúc với ổ cắm, dây điện, vật dụng mang điện khi tay đáng dính nước và có dấu hiệu không an toàn.
Đặc biệt những gia đình có trẻ nhỏ cần phải để trẻ tránh xa các ổ cắm điện, bịt băng dính cách điện ở ổ điện tránh tình trạng trẻ chơi đùa tự nhét tay vào ổ, bị điện giật.
Không nên dùng điện để đánh cá, diệt chuột, diệt muỗi để tránh nguy hiểm.
>> Cảnh báo bệnh nguy hiểm qua 8 tình trạng hay gặp khi ngủ
>> Bài thuốc dân dã trị nhiệt miệng chỉ 3 ngày là khỏi hẳn
--------------
* Để đặt câu hỏi tư vấn sống khỏe, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY