Có nhiều quan niệm sai lầm về dinh dưỡng trong thực phẩm mà ăn phải chất độc, gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí là mất mạng.
Mật cá trắm, cá chép
Nhiều người luôn quan niệm rằng mật cá trắm, cá chép rất bổ cho nam giới. vì vậy thường khi có cơ hội sẽ lấy mất của những loại cá này để nuốt hay uống cùng với rượu.
Tuy nhiên, chúng ta lại không biết rằng trong mật cá chứa chất độc cyprinol. Khi đi vào cơ thể nó sẽ gây nên hiện tượng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy ở những trường hợp nhẹ.
Gây tăng men gan, phù phổi, phù não ở những trường hợp nặng, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Cà chua xanh
Một loại quả trông đẹp mắt nhưng chứa chất độc khôn lường. Chất độc được tìm thấy trong cà chua xanh giống như phần xanh của khoai tây là tomatidine.
Nếu ăn với mức độ ít bạn sẽ có cảm giác miệng đắng chát, chóng mặt, buồn nôn.
Khi ăn với số lượng lên tới 58mg/100g bạn có thể có những biểu hiện ngộ độc nặng hơn, làm tăng nhịp tim, rối loạn tuần hoàn máu người tím tái không cấp cứu kịp thời sẽ gây tử vong.
Thịt cóc
Nhiều người vẫn có thói quen cho trẻ nhỏ ăn thịt cóc để bồi bổ, chống còi xương. Tuy nhiên, thịt cóc lại chứa một lượng chất độc bufotoxine khá lớn chứa trong mủ, da, mắt, gan và hạch thần kinh của nó.
Nếu quá trình làm thịt không đúng quy trình khiến chất độc này nhiễm vào thịt cóc thì chúng sẽ gây ngộ độc.
Ước tính lượng bufotoxin trong 1 con cóc có thể gây chết cho 4-5 người khỏe mạnh. Do đó, quá trình làm thịt bạn cần phải cẩn trọng. tỷ lệ tử vong do ăn thịt cóc là rất cao do vậy đây là món ăn không hề được khuyến khích sử dụng.
Ngộ độc thịt cóc sẽ có những dấu hiệu như buồn nôn, tê môi, hoảng hốt, tụt huyết áp, tim loạn nhịp, ảo giác, co giật và mê sảng.
Khoai tây mọc mầm
Khoai tây là thực phẩm có lượng dinh dưỡng gần như là hoàn hảo với số lượng chất dồi dào và phong phú. Tuy nhiên, nó sẽ biến thành chất độc nếu bạn ăn phải những khoai tây mọc mầm hay có những mảng màu xanh.
Khi khoai tây mọc mầm hay có những mảng màu xanh do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ chứa một lượng solanine và chaconine khá lớn.
Ở điều kiện bình thường, hàm lượng chất solanine và chaconine trong 100 gr khoai mới có 10 mg là rất ít nên không gây ngộ độc.
Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và mọc mầm thì hàm lượng solanine và chaconine trong khoai tây tăng lên gấp hàng trăm lần thông thường. Do đó, nếu ăn khoai tây khi đã mọc mầm nguy cơ ngộ độc, thậm chí là từ vong khá cao.
Người bị ngộ độc khoai tây sẽ có những biểu hiện như: Khó thở, buồn nôn và nôn, lưỡi bị tê liệt, co giật, nhiệt độ cơ thể tăng cao, suy hô hấp, hôn mê sâu, thậm chí là tử vong ngay sau đó.
Củ sắn (khoai mì)
Củ sắn là món ăn rất được nhiều người ưu thích. Tuy nhiên, trong sắn lại chứa một lượng chất độc nhất định.
Đặc biệt là vỏ sắn. Trong vỏ sắn có một heteroizit gặp nước sẽ phân hủy thành acid cyanhydric, aceton và glucose. Trong đó, chất gây ngộ độc chủ yếu là do acid cyanhydric.
Ngộ độc sắn sẽ có những biểu hiện như: chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy. Khi lượng chất độc quá lớn có thể gây co giật, đồng tử giãn và hôn mê, suy hô hấp và gây tử vong cho bạn.
Để tránh ngộ độc người ta thường phải cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài và ngâm sắn trong nước trước khi chế biến. Một điều cần chú ý nữa là bạn không nên ăn sắn khi đói nếu không muốn bị say hay bị ngộ độc.