4 loại hải sản phổ biến nhưng chứa chất độc hại vô cùng

Thanh Lê |

Hải sản là món ăn ngon và bổ dưỡng được rất nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên, cũng có không ít loại hải sản chứa độc tố gây hại cho sức khỏe.

Sứa biển

Sứa biển là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Mùa sứa biển bắt đầu từ sau tết Nguyên đán và kéo dài tới tận mùa hè.

Sứa là một món ăn ngon, quen thuộc thường được dùng để làm gỏi, nấu bún.. Tuy nhiên ăn sứa vào mùa chúng sinh sản rất nguy hiểm.

Mùa Xuân - Hè là thời điểm sinh sản của sứa biển, nên chúng thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Hàu

Theo Cục quản lý dược và thực phẩm khuyến cáo, hàu đứng ở vị trí khá cao trong bảng xếp hạng những món ăn mang lại rủi ro nhất. Nguyên nhên bởi trong hàu chứa nhiều mầm mống gây bệnh.

Thứ nhất là vi khuẩn Norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày.

Thứ hai là Vibrio, một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí là tử vong do nhiễm trùng máu.

Khi chế biến, nên nấu chín đến khi hàu mở vỏ ra, nếu không mở thì nên bỏ đi sau khi nấu. Tuy chứa nhiều nguy cơ gây bệnh, nhưng đối với những ai mê hải sản, hàu vẫn là sự lựa chọn đầu tiên.

Cá bống vân mây

Cá bống vân mây có tên khoa học là Ctenubobius eriniger, là loài cá sống ở ven biển, các vùng cửa sông nước lợ. Ở nước ta, cá bống vân mây tập trung nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung.

Đặc điểm nhận dạng loài cá này là đầu to, thân cá ngắn và tròn, toàn thân màu nâu đỏ, mỗi bên thân có bốn vệt đen hình đám mây, màng vây lưng và màng vây đuôi có nhiều hàng chấm đen.

Theo các nhà khoa học, trong cá bống vân mây có độc tố tetrodotoxin, tương tự độc tố của cá nóc. Đây là một trong các chất có độc tính mạnh gấp 275 lần so với xyanua và gấp 50 lần so với mã tiền.

Độc tố tetrodotoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, cho dù cá bống vân mây được nấu chín kỹ thì người ăn cá vẫn bị ngộ độc.

Cá bống xưa nay vốn là món ăn ngon và bổ nổi tiếng và được sử dụng rất phổ biến ở nước ta. Sở dĩ có sự ngộ độc chết người là do nhiều người dân vẫn nhầm lẫn giữa cá bống vân mây và cá bống hoa.

Ở nhiều địa phương người dân vẫn sử dụng lẫn lộn tên giữa 2 loài cá này. Để phòng tránh ngộ độc, tốt nhất khi ăn, người dân cần loại trừ những con cá có hình dáng nghi ngờ giống cá bống vân mây.

Cá ngừ

Cá ngừ là món ăn ngon và được yêu thích nhưng chúng chứa nhiều nguy cơ gây bệnh khiến người sử dụng cảm thấy nghi ngại.

Món ăn này bị liệt vào danh sách cấm cửa vì nó gây ra một số bệnh nguy hiểm liên quan đến methylmercury như hội chứng chậm phát triển ở trẻ em.

Scombrotoxin là tác nhân gây bệnh chính trong cá ngừ, được tạo ra do việc xử lý sai quy trình từ khi mới đánh bắt.

Những triệu chứng ban đầu là đau đầu đi kèm tiêu chảy, nguy hiểm hơn là gây ra những biến chứng như mù mắt.

Giải pháp an toàn nhất chính là bảo quản cá ở nhiệt độ thích hợp hoặc chọn những cửa hàng uy tín để thưởng thức món ăn này.

Lưu ý:

Tránh ăn hải sản kèm với hoa quả, bởi một số loại khi tương tác với nhau gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Các món ăn từ hải sản cũng là những thực đơn “kiêng kỵ” đối với những người bị bệnh gout, bệnh viêm khớp do tăng axit uric trong máu và gây lắng động các thể purin ở khớp (thường ở ngón chân cái).

Những loại hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá chỉ thích hợp để xào, chiên, hạn chế luộc hay hấp. Sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn… nên chế biến ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại