Phương Tây bất ngờ quay lưng, "ném đá tơi tả" Tổng thống Ukraine

Thu Hiền |

Các hãng thông tấn lớn của phương Tây bất ngờ tung ra một chiến dịch "bêu xấu" Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và chính quyền Kiev.

Theo Rusvena.su (Nga), một số ấn phẩm hàng đầu của Mỹ và EU đã công bố các tài liệu quan trọng cáo buộc chính quyền Kiev tội hủy hoại các di tích lịch sử và tham nhũng.

Trong khi đó, người bạn được coi là “tốt nhất” của chính quyền Ukraine, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, lại ngoảng mặt không đồng ý làm cố vấn cho Tổng thống Ukraine.

Trước đây, các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây thường ủng hộ chính quyền Ukraine trong đánh giá những sự kiện chiến sự tại Đông Ukraine.

Tuy nhiên, hiện nay truyền thông Phương Tây đã có đầy đủ các tài liệu quan trọng để phơi bày những bí mật “xấu xa” của Tổng thống Poroshenko và chính quyền nước này.

Đài Tự do của Mỹ "Radio Liberty", đã tiết lộ một tài liệu mới về hành vi tham ô của ông Poroshenko.

“Trong 7 năm qua, Poroshenko đã chiếm đoạt hơn 1 hecta đất cấm ở huyện Pechersk của Kiev. Mới đây, các nhà chức trách đã dừng cuộc điều tra nguyên nhân hư hỏng Tòa nhà thế kỷ XVIII với sự góp tay của chính Tổng thống Ukraine” - phóng viên Radio Liberty cho biết.

Cũng theo nguồn tin này, khu đất nằm trên đường phố Radial 5 là một phần thuộc khu di tích lịch sử của "Tsarskoye Selo”. Phần lớn khu đất này thuộc quyền sở hữu của ông Poroshenko.

Một phần khác nằm phía sau con đường Radial 5, nơi đã xây biệt thự, là khu đất thuộc quyền sở hữu của ... "chiến hữu" cùng phe với Poroshenko, là Igor Kononenko.

Trong năm 2012, lãnh đạo khu bảo tồn Kiev Pechersk đã nâng báo động khi phát hiện công nhân thi công mở con đường Radial 5 gần tòa nhà Thế kỷ XVIII.

Trong năm 2013, công trình này bị buộc phải dừng lại, tuy nhiên sau đó toà nhà Thế kỷ XVIII cũng bị xuống cấp nghiêm trọng. Cuối cùng, những thiệt hại này cũng được cơ quan chức năng Ukraine khi đó tiến hành mở cuộc điều tra và đưa việc này ra trước tòa.

“Nhưng đến 06/11/2014, tức 5 tháng sau khi ông Petro Poroshenko nhậm chức Tổng thống, mọi cuộc điều tra, bới móc vụ việc của tòa nhà Thế kỷ XVIII khép lại” - một tài liệu cho biết.

Đại diện phòng công tố Ukraine khi đó khẳng định rằng, không tìm thấy có bất kỳ sự hủy hoại và dấu hiệu tội ác nào ở đây.

18 ngày sau đó - tức vào ngày 24/11, Tổng thống Poroshenko ra lệnh tiếp tục công việc xây dựng đã bị gián đoạn này - các nhà báo khẳng định.

Tờ Deutsche Welle của Đức cũng nêu tuyên bố của Gernot Erler - điều phối viên chịu trách nhiệm về các quan hệ hợp tác với Nga, Trung Á và các đối tác phía Đông - nói rằng, ông nghi ngờ việc Ukraine sẵn sàng thực hiện tất cả 13 điểm trong thoả thuận Minsk.

Nguồn tin này cũng tiết lộ, chính phủ Đức hoàn toàn không hài lòng về những tuyên bố hiếu chiến sẵn sàng dùng vũ lực để giành lại Donetsk và Lugansk của các nhà chính trị Ukraine thời gian gần đây.

Thành viên đảng Dân chủ Xã hội Đức
Gernot Erler
Tôi cảm thấy có điều gì đó không ổn. Tổng thống Poroshenko đã cố gắng thanh minh trước phương Tây trong cuộc phỏng vấn với kênh ZDF của Đức rằng ông bị mọi người hiểu nhầm. Ông ta cũng khẳng định 'Kiev không hề có ý định khôi phục lại các hành động quân sự tại Donbass và việc giải quyết xung đột bằng vũ lực là không thể'.

Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn này, Tổng thống Poroshenko gọi Hiệp định Minsk là "ngừng bắn giả" và chuẩn bị chiến đấu "đến giọt máu cuối cùng".

Tổng thống Ukraine cũng tuyên bố, tự vệ là hướng ưu tiên hàng đầu của Kiev - "Chúng tôi sẽ không cho phép bất cứ ai mang vũ khí tới và chiến thắng chúng tôi".

Vì sao phương Tây bất ngờ thay đổi?

Một điều hết sức đặc biệt rằng, sự thay đổi luận điệu của giới truyền thông phương Tây đã hoàn toàn thay đổi kể từ sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Sochi hôm 12/5. Tại đây, chính ông Kerry cũng đã chỉ trích những tuyên bố hiếu chiến của chính quyền Kiev.

Ông Kerry tuyên bố, bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine nhằm chiếm lại sân bay Donetsk thông qua vũ lực đều là hành động vi phạm thỏa thuận Minsk và nước này sẽ phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ phía Washington.

Lời cảnh báo nghiêm khắc này của nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ được đưa ra sau khi có tin chính quyền của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko có ý định đánh chiếm lại sân bay Donetsk – nơi từng là chiến trường ác liệt nhất ở miền đông.

Rusvena cho hay, báo chí Phương Tây ủng hộ việc này như một hành động tiên phong và hiện nay những sự kiện tại Ukraine đang ngày càng trở nên khách quan hơn trên truyền thông châu Âu.

Hiện nay, Mỹ đang lo ngại về mức độ ngày càng tăng từ "mối đe dọa châu Á" Trung Quốc và liên tục cáo buộc về khả năng Bắc Kinh cùng Moscow thành lập một liên minh.

Ngoài ra, tình hình của Ukraine cũng là một kịch bản không thuận lợi với Washington. Nền kinh tế nước này vì có mối quan hệ khẳng khít với Nga, nên đang tụt dốc một cách chóng mặt.

Đối với Tổng thống Poroshenko, chiến tranh là sự biện minh duy nhất cho việc này. Tuy nhiên, người Châu Âu không cần biết điều đó.

Cả Mỹ và Đức không dại gì "nuôi báo cô" 40 triệu dân của nền kinh tế Ukraine đang trên bờ vực- Rusvena kết luận.

>> "Vị tướng" gây "sốt" trên mạng trong dịp đại lễ Ngày Chiến thắng

>> Nguyên soái Liên Xô "rởm" tại duyệt binh Ngày Chiến thắng là ai

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại