Quan hệ Nga – Trung sẽ đến lúc căng thẳng?

Phạm Khánh |

Theo Reuters, mặc dù trong thời gian gần đây, mối quan hệ Nga – Trung đang ngày càng thân thiết nhưng các chuyên gia quốc tế nhận định mối quan hệ này không có nhiều hứa hẹn và sẽ đến lúc căng thẳng.

Nga – Trung đang tỏ ra rất thân thiết với nhiều hoạt động hợp tác về cả kinh tế, quân sự và ngoại giao.

Hai nước sẽ tiến hành tập trận hải quân tại Địa Trung Hải trong tuần này, trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng vừa có chuyến thăm tới Nga hồi tuần trước.

Tuy nhiên, Reuters dẫn lời nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù có chung nhiều lợi ích kinh tế và cùng phản đối cái mà họ gọi là trật tự thế giới đơn cực của Mỹ, nhưng mối quan hệ giữa hai nước theo thời gian sẽ có lúc căng thẳng và không thể suôn sẻ mãi được.

Một vấn đề lớn có thể là nguồn gốc tạo ra sự bất hòa là Trung Quốc là cường quốc đang trỗi dậy chứ không phải Nga.

Nga đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế do các biện pháp trừng phạt của phương Tây vì cuộc khủng hoảng Ukraine.

Moscow có thể không sẵn sàng chấp nhận một mối quan hệ mà trong đó Nga ở thế thấp kém hơn hay Trung Quốc cũng không thể đối xử với Nga ở mức tuyệt đối như Nga mong đợi.

Tuy nhiên, rõ ràng mối quan hệ Trung-Nga đang phát triển.

Thương mại giữa hai nước đang đạt tới khoảng 100 tỷ USD mỗi năm, bằng 1/10 thương mại của Nga với thế giới và 1/40 giao dịch thương mại của Trung Quốc với thế giới.

Với sáng kiến Con đường Tơ lụa, Trung Quốc có thể sẽ đầu tư nhiều vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng ở Nga để cải thiện việc vận chuyển hàng hóa Trung Quốc qua Nga tới châu Âu và Trung Đông.

Moscow và Bắc Kinh cũng đã cùng thống nhất theo đuổi 2 dự án khổng lồ nhằm đưa khí đốt Siberia sang Trung Quốc, cho phép Bắc Kinh “hất cẳng” châu Âu, trở thành khách hàng mua khí đốt tự nhiên lớn nhất của Nga.

Tuy vậy, vì các dự án này rất tốn kém nên có thể xảy ra những vấn đề không mong muốn khiến Trung Quốc xem Nga là một nơi đầu tư đầy rủi ro, còn Nga bị mất đi nhiều thị phần ở châu Âu.

Cuối cùng, Moscow sẽ không còn mong đợi Trung Quốc có thể thay thế các thị trường vốn của phương Tây nữa.

Gần đây, Nga - Trung đã kí rất nhiều thỏa thuận lớn về cả kinh tế và quân sự.

Theo Reuters, Trung Quốc và Nga cùng đang tài trợ cho nhiều tổ chức khu vực mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những tổ chức có thể củng cố mối quan hệ Nga – Trung như Tổ chức an ninh Hợp tác Thượng Hải, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, cũng có những tổ chức có tác động ngược lại.

Liên minh Kinh tế Á-Âu do Nga dẫn đầu với các thành viên Armenia, Belarus, Kazakhstan là một ví dụ.

Các bức tường thuế quan lớn của liên minh này sẽ khiến Trung Quốc lo ngại do nó cản trở việc xuất khẩu bằng đường bộ của Bắc Kinh qua các nước trên.

Moscow cũng không hề dễ chịu với việc Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng sang khu vực Trung Á, một khu vực chiến lược của Nga.

Hơn nữa, Reuters cho rằng, nhìn vào lịch sử có thể thấy mối quan hệ Nga – Trung sẽ không có nhiều hứa hẹn.

Trong suốt ba thập kỉ rạn nứt, từ giữa những năm 1950 tới cuối những năm 1980, những khác biệt về hệ tư tưởng, chính trị và lãnh đạo đã tạo ra những bất hòa lớn giữa hai nước.

Ngoài ra, làn sóng di cư người Trung Quốc sang Viễn Đông Nga cũng là một điểm rất đáng ngại, khiến mối quan hệ với Bắc Kinh khó ổn định.

Theo Reuters, từ lâu Bắc Kinh đã khẳng định rằng biên giới với Nga chưa được khoanh “chuẩn” do những hiệp ước bất bình đẳng từ thế kỷ 19 trở về trước.

Bên cạnh đó, cả Trung Quốc và Nga cùng đang rơi vào giai đoạn thiếu ổn định với các nước láng giềng.

Trong khi ông Putin đang vướng vào cuộc khủng hoảng Ukraine thì Trung Quốc đang có những hành động hung hăng để khẳng định những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Nga và Trung Quốc sẽ tìm cách tránh tác động đến các ưu tiên chiến lược của nhau, nhưng có những rủi ro.

Những hành động của Nga ở Ukraine dường như mâu thuẫn với các chính sách của Trung Quốc về bất khả xâm phạm biên giới và không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước khác.

Đối với Trung Quốc, đây là những trụ cột củng cố lập trường của Bắc Kinh về Tây Tạng, Đài Loan và khu vực bất ổn Tân Cương.

>> Trung Quốc lại hứng "tên bay đạn lạc" từ Myanmar

>> "Vụ xử bắn Bộ trưởng QP chứng minh Kim Jong Un kém tự tin"

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại