Phát ngôn viên NATO bị chế nhạo sau khi khoe bản đồ giễu Nga

Thiên Hà |

Phát ngôn viên NATO, Trung tá Jay Janzen vừa bị cư dân mạng nói là "không biết dùng bản đồ", sau khi ông đăng một tweet trên Twitter cá nhân của mình nhằm chế giễu cáo buộc của Bộ Ngoại giao Nga cho rằng các cuộc diễn tập quân sự của NATO tại Romania là "đối đầu".

Trong tweet của mình, ông Janzen trưng một bản đồ Đông Âu và khẳng định rằng từ biên giới Nga tới Romania là 1.000 km do đó, bất kỳ khẳng định nào nói các diễn tập quân sự của NATO là "đối đầu" trong quan hệ với Nga đều là vô nghĩa.

"Có phải họ sử dụng cùng một bản đồ", ông chế giễu các quan chức Nga.

khong biet dung ban do
Tweet gây "sốc" của Phát ngôn viên NATO Jay Janzen

Ngay lập tức cư dân mạng đã nhanh chóng "mổ xẻ" bản đồ của ông Janzen và họ nhận ra rằng, chính phát ngôn viên NATO mới là người "không biết dùng bản đồ" hoặc cố tình vẽ sai, đánh tráo khái niệm trong bản đồ của mình để đánh lừa những người "mù địa lý".

Bản đồ của vị Trung tá NATO, chỉ đánh dấu Hungary, Romania, Belarus, Moldova và Nga trong khi vô số nước khác như Ba Lan, Slovakia, Lít-va thì lại không xuất hiện trong bản đồ.

Trong khi, những nước này cũng vừa mới tập trận với NATO và thực tế là ngay sát biên giới Nga.

Hơn nữa, không biết vì lý do gì mà Kaliningrad của Nga cũng bị tách ra khỏi nước Nga khi không xuất hiện trong bản đồ của ông Janzen, khu vực mà chỉ mới ít ngày trước Lit-va khẳng định Nga sẽ "xâm lược" họ để tạo đường nối dài tới.

Cư dân mạng, cũng không tin nốt cách tính khoản cách từ Nga tới Romania của vị sĩ quan NATO. Trong thực tế, khoảng khác giữa Crimea và Romania chỉ khoảng 230 km.

Thậm chí nếu Crimea không phải là lãnh thổ của Nga (vì phương Tây công nhận), thì khoảng cách giữa Romania và Nga cũng không thể hơn 560 km, đấy là khi chúng ta bỏ qua căn cứ của Hạm đội Biển Đen nằm tại Sevastopol.

Tuần trước, Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Nga ông Alexander Lukashevich nói rằng kế hoạch triển khai lực lượng quân sự tại Romania của NATO là một biện pháp đối đầu, tạo ra "một chỗ đứng vững chắc hỗ trợ cho Mỹ và NATO gần biên giới Nga".

Hồi đầu tháng 4, Mỹ đã triển khai 12 máy bay cường kích A-10 cùng 200 phi công và thiết bị hỗ trợ đến Romania.

Theo cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ, Mỹ sẽ lắp đặt một lá chắn tên lửa đạn đạo công nghệ cao Aegis Ballistic Missile Defense tại Romania trong năm nay và một hệ thống tương tự tại Ba Lan vào năm 2018.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại