Kịch bản nào cho đất nước khiến EU điêu đứng có thể "sống sót"?

Anh Tuấn |

Các cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và các quan chức EU và IMF đã không đi đến một thỏa thuận cuối cùng, khiến nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp trở nên gần hơn bao giờ hết.

Các cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và các quan chức EU và IMF đã không đi đến một thỏa thuận cuối cùng, khiến nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp trở nên gần hơn bao giờ hết.

Khả năng thành công của các cuộc đàm phán vẫn còn, tuy nhiên cơ hội đang giảm đi rất nhiều. Dưới đây là những kịch bản có thể xảy ra đối với Hy Lạp trong thời gian tới.

Hy Lạp đạt được thỏa thuận, thoát hiểm an toàn

Nếu chính phủ Hy Lạp hiện tại chấp nhận những điều kiện của các chủ nợ EU và IMF, đó sẽ là một bất ngờ lớn.

Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra, khoản ngân sách 7,2 tỉ euro còn lại trong chương trình viện trợ kinh tế sẽ đủ để chi trả một số khoản nợ cho IMF và ECB, cũng như trả lương công chức và lương hưu.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự kiện này sẽ rất ngắn ngủi. Đất nước đang chìm trong khối nợ khổng lồ, tương đương 180% so với tổng sản phẩm quốc nội mỗi năm và nền kinh tế suy yếu, ít khả năng phát triển.

Việc Hy Lạp rời EU là một viện cảnh không ai mong muốn.

Việc Hy Lạp rời EU là một viện cảnh không ai mong muốn.

Hy Lạp kéo dài viện trợ kinh tế

Trước khi đảng cánh tả Syriza lên nắm quyền vào tháng 1 năm nay, Hy Lạp sẽ nhận thêm khoản viện trợ lần thứ ba bằng tiền mặt, nhưng giờ đây Đức đã bác bỏ khả năng này.

Hiện tại, rất có thể Hy Lạp sẽ xin phép kéo dài thời hạn viện trợ, qua đó sẽ cho phép thêm thời gian để đàm phán và đảm bảo dòng tiền mặt từ ECB đổ vào các ngân hàng Hy Lạp.

Thời hạn trả nợ của Hy Lạp sẽ kéo dài 9 tháng kể từ ngày 30/6. Trong thời gian đó, chính phủ Hy Lạp sẽ nhận được 7,2 tỉ euro theo từng phần nếu chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras thúc đẩy các hoạt động cải cách như đã thỏa thuận.

Chính phủ Hy Lạp cũng cần một khoản ngân sách 10,9 tỉ euro để cứu lấy các ngân hàng ở Hy Lạp, tuy nhiên các bộ trưởng các nước châu Âu đã một lần từ chối đề xuất này.

Hy Lạp được giảm nợ

Năm 2012, bộ trưởng các nước EU đã đưa ra phương án rằng, nếu Hy Lạp thực hiện cải cách, họ nên giảm bớt một phần nợ cho Hy Lạp. Tại Athens, không đảng nào bỏ qua điều này.

Nhưng hiện tại, việc các đối tác châu Âu của Hy Lạp sẽ muốn thực hiện điều này là gần như rất khó xảy ra, đặc biệt là khi các cuộc đàm phán không như ý muốn.

Các đối tác châu Âu đã ưu đãi nhiều đối với các khoản nợ của Hy Lạp, bao gồm việc kéo dài kỳ hạn trả nợ lên đến 30 năm, không phải trả lãi suất cũng như nhiều hỗ trợ khác.

Nhiều nhà kinh tế ủng hộ việc giảm bớt nợ và IMF cũng vậy, nhưng hiện tại việc này vẫn chưa thể xảy ra ngay lập tức.

Thủ tướng Alexis Tsipras và Bộ trưởng Bộ Tài chính Yanis Varoufakis đi dạo ở trung tâm thủ đô Athens.

Thủ tướng Alexis Tsipras và Bộ trưởng Bộ Tài chính Yanis Varoufakis đi dạo ở trung tâm thủ đô Athens.

Hy Lạp vỡ nợ

Việc Hy Lạp sẽ không thể chi trả khoản nợ cho IMF vào ngày 30/6 giờ đây không còn là điều xa vời nữa. Tuần trước, các quan chức cấp cao châu Âu đã đề cập đến việc này trong cuộc họp thường niên tại thủ đô Bratislava, Slovakia.

Mặc dù không chính thức, việc không thể trả nợ sẽ châm ngòi cho sự hỗn loạn trên thị trường Hy Lạp, đặc biệt là các ngân hàng kiệt quệ của nước này.

Một khi điều này xảy ra, chính phủ có thể sẽ thực hiện các biện pháp khẩn cấp bao gồm kiểm soát chặt ngân khố, đóng cửa nhiều ngân hàng và tìm cách cung cấp ngân sách cho các công ty công, đồng thời tiết kiệm ngân sách để trả nợ.

Hy Lạp rời EU

Khả năng Hy Lạp rời EU là điều mà không ai muốn nghĩ tới, bởi nó sẽ chỉ gây ra thêm tổn hại đối với giá trị đồng tiền chung euro mà còn cả khổi kinh tế, trong lúc Brussels phải đối mặt với Nga và việc Anh có ý định tách khỏi EU.

Ngoài ra, nó có thể gây ra một chuỗi phản ứng trong khối, khi các nền kinh tế yếu tiếp tục xuất hiện trong khu vực sau sự kiện này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại