Vì sao láng giềng Ukraine đầu tư mạnh cho vũ khí chống tăng?

Ly Vy - Nhật Huy |

Từ sau "cuộc chiến 5 ngày", 3 quốc gia thuộc vùng Baltic đã tăng cường đầu tư để sở hữu nhiều vũ khí chống tăng hiệu quả.

Trang mạng War is Boring đăng bài viết cho hay: Khi cuộc chiến Nga-Gruzia mở màn hơn 6 năm trước, một đội hình xe tăng thuộc biên chế tiểu đoàn bộ binh cơ giới số 42 của quân đội Gruzia đối mặt với một nhiệm vụ đầy khó khăn khi phải đột phá qua vòng vây của quân ly khai Nam Ossetia tại Tskhinvali trong đêm. Những chiếc xe tăng di chuyển quá nhanh so với tốc độ của bộ binh và hứng chịu thiệt hại từ hỏa lực của quân Nam Ossetia triển khai rải rác khắp thành phố.

Những xe tăng siêu mạnh được bán với giá siêu rẻ Những xe tăng siêu mạnh được bán với giá siêu rẻ

Phương án mua lại một số xe tăng chiến đấu chủ lực secondhand sau đây tỏ ra hiệu quả hơn hẳn việc nâng cấp các loại tăng đời cũ.

Đây mới chỉ là những giờ đầu tiên của cuộc chiến kéo dài 5 ngày và lực lượng Gruzia phải hành quân nhanh nhất có thể, trước khi quân đội Nga kéo đến và củng cố sức mạnh cho phe ly khai thân Nga tại khu vực Nam Ossetia. Trong ngày tiếp theo, khi đang di chuyển qua một giao lộ gần nơi đặt sở chỉ huy của lực lượng gìn giữ hòa bình trước đây của Nga thì đoàn xe tăng đụng độ với lực lượng thuộc sư đoàn bộ binh cơ giới số 19 của quân đội Nga. 4 xe tăng của Gruzia nhanh chóng bị tiêu diệt, không phải bởi xe tăng bên phía Nga, mà bởi những tên lửa chống tăng có điều khiển, được phóng đi từ xe bọc thép. Mất hết nhuệ khí chiến đấu, phần còn lại của quân Gruzia rút lui.

Bài học chiến trường đó và tình hình căng thẳng Ukraine hiện nay khiến các nước Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithuania tăng cường đầu tư trang bị tên lửa chống tăng. Và dưới đây là những vũ khí chống tăng mà các nước này hiện có.

1. Súng không giật chống tăng Pvpj 1110

Nước sử dụng: Estonia, Latvia và Lithuania

Súng chống tăng Pvpj của quân đội Estonia.

Súng chống tăng Pvpj của quân đội Estonia.

Súng không giật Pvpj 1110 được Thụy Điển chế tạo từ những năm 1960, Pvpj 1110 có cỡ nòng 90mm, toàn bộ phần thân súng và bệ đỡ có khối lượng 260kg, sử dụng đạn 90x760mm HEAT, sơ tốc đầu nòng 700m/giây, tốc độ bắn tối đa 8 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 900m, kíp vận hành 3 người.

Sát thủ diệt tăng Javelin của Mỹ thua đau trước đối thủ Israel "Sát thủ diệt tăng" Javelin của Mỹ thua đau trước đối thủ Israel

Reuters dẫn một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Israel cho hay, Ấn Độ đã lựa chọn mua tên lửa chống tăng Spike của nước này.

2. Tên lửa chống tăng Javelin

Nước sử dụng: Estonia, Lithuania

Tên lửa Javelin của quân đội Lithuania.

Tên lửa Javelin của quân đội Lithuania.

Mỹ mới đây đã chấp thuận bán cho Estonia các hệ thống tên lửa chống tăng Javelin, trong một hợp đồng trị giá 55 triệu USD, bao gồm 120 ống phóng và 250 tên lửa, còn Lithuania hiện đang sở hữu 40 bệ phóng của tên lửa Javelin.

Đây là một trong những loại tên lửa chống tăng hiện đại nhất hiện nay. Javelin được thiết kế để sử dụng theo kiểu "bắn và quên", tên lửa Javelin còn nổi tiếng ở việc tấn công mục tiêu theo kiểu "đột nóc". Tên lửa Javelin có tầm bắn hiệu quả từ 75-2.500m, tầm bắn tối đa 4.750m, đầu đạn nặng 8,4kg, sử dụng đầu dò hồng ngoại, kíp vận hành 2 người.

3. Tên lửa chống tăng MILAN-2

Nước sử dụng: Estonia

MILAN là tên lửa chống tăng tầm trung do Pháp chế tạo với tầm bắn tối đa 2.000m, đạn tên lửa MILAN có thể xuyên phá lớp giáp phản ứng nổ (ERA) với xác suất tiêu diệt mục tiêu đạt gần 100%. MILAN hiện là loại tên lửa chống tăng phổ biến nhất trên thế giới với khoảng 330.000 tên lửa và 10.000 bệ phóng đã được sản xuất.

4. Tên lửa Spike

Nước sử dụng: Latvia

Hiện nay, quân đội Latvia đang sở hữu khoảng 12 hệ thống Spike-LR. Phiên bản Spike-LR là bản tầm xa của tên lửa Spike với tầm bắn lên đến 4.000. Tên lửa có khối lượng 14kg, khối lượng toàn bộ hệ thống không quá 45kg. Tên lửa có khả năng xuyên qua lớp giáp dày 700mm.

5. Súng phóng lựu Carl Gustav

Nước sử dụng: Estonia, Latvia và Lithuania

Súng phóng lựu Carl Gustav của quân đội Lithuania.

Súng phóng lựu Carl Gustav của quân đội Lithuania.

Trong năm ngoái, 3 nước Baltic đã chi tổng cộng 63 triệu dollar để mua tên lửa vác vai Carl Gustav của Thụy Điển.

Carl Gustav là súng phóng lựu vác vai cỡ nòng 84 mm được sản xuất bởi công ty Saab Bofors Dynamics (Thụy Điển). Carl Gustav có khối lượng 8,5 kg (phần ống phóng), chiều dài 1,1 m, tốc độ bắn 6 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 255 m/s và ống phóng có tuổi thọ 100 phát bắn. Carl Gustav có thể sử dụng nhiều loại đạn khác nhau như: đạn xuyên giáp, đạn nổ phá mảnh chống bộ binh, đạn vạch đường, đạn khói...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại