Tướng TQ hung hăng: Tên lửa DF-21 có thể "đuổi" Mỹ về Guam

Việt Long |

Vị tướng TQ ngạo mạn tuyên bố rằng sẽ là khôn ngoan nếu Mỹ rút quân từ chuỗi đảo thứ nhất về đảo Guam ở Thái Bình Dương để tránh những thiệt hại từ tên lửa đạn đạo của TQ.

Tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) dẫn lời chuyên gia quân sự Đài Loan Erich Shih cho rằng Mỹ có thể sẽ rút lực lượng của mình từ chuỗi đảo thứ nhất ở Thái Bình Dương (kéo dài từ Alaska tới Philippines) về chuỗi đảo thứ hai ở trung tâm Thái Bình Dương khi Trung Quốc tăng cường khả năng triển khai lực lượng.

Nếu dám bắn TSB Mỹ, Trung Quốc có thể phải hứng đòn hạt nhân "Nếu dám bắn TSB Mỹ, Trung Quốc có thể phải hứng đòn hạt nhân"

Nếu Trung Quốc dám phóng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D vào một cụm tàu sân bay của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, Mỹ có thể đáp trả bằng một cuộc tấn công hạt nhân toàn diện.

Trước đó, Thiếu tướng đã nghỉ hưu của Trung Quốc Xu Guangyu phát biểu trên Đài truyền hình trung ương nước này rằng, các biến thể khác nhau của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 có thể đã được biên chế cho các đơn vị của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, điều này sẽ thúc đẩy Mỹ rút lui lực lượng của mình cách xa bờ biển Trung Quốc. Những tên lửa này được cho là có tầm bắn có thể tấn công các cơ sở quân sự và tàu chiến của Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bức ảnh được cho là của tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D đang thử nghiệm

Bức ảnh được cho là tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D đang thử nghiệm.

Theo Xu, nhằm tránh khỏi những thiệt hại không đáng có trước các tên lửa đạn đạo và khả năng của lực lượng hải quân viễn dương Trung Quốc, giải pháp khôn ngoan là Mỹ rút quân khỏi chuỗi đảo thứ nhất (kéo dài từ Alaska tới Philippines) về Guam.

Tin xấu với Mỹ: DF-21D chưa phải tên lửa diệt hạm đáng sợ nhất TQ Tin xấu với Mỹ: DF-21D chưa phải tên lửa diệt hạm đáng sợ nhất TQ

(Soha.vn) - Tên lửa diệt hạm "nguy hiểm nhất" của TQ có tầm bắn lên tới 400km, biến nó trở thành một trong những ASCM có tầm bắn xa nhất từng được giới thiệu.

Chuyên Shih đồng tình với vị tướng của Trung Quốc rằng sớm hay muộn Mỹ sẽ phải từ bỏ vị trí của mình trong chuỗi đảo thứ nhất, mặc dù theo Shih, Washington sẽ không dễ từ bỏ các căn cứ của mình ở Nhật Bản.

Tiêm kích F-16 tại căn cứ không quân Misawa. Ảnh: Wiki

Tiêm kích F-16 tại căn cứ không quân Misawa.

Shih cho rằng căn cứ không quân Misawa, căn cứ hải quân Yokosuka và căn cứ không quân hải quân Atsugi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo Shih, Mỹ đang xúc tiến chương trình Phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối với Nhật Bản và Hàn Quốc. Washington cần sự trợ giúp từ Nhật Bản để bảo vệ lực lượng của mình trong chuỗi đảo thứ hai trước sự bành trướng tiềm tàng của Trung Quốc. Đây là lý do tại sao Nhật Bản lại trở nên quan trọng như vậy trong chiến lược của Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại