"Nếu dám bắn TSB Mỹ, Trung Quốc có thể phải hứng đòn hạt nhân"

Việt Long |

Nếu Trung Quốc dám phóng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D vào một cụm tàu sân bay của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, Mỹ có thể đáp trả bằng một cuộc tấn công hạt nhân toàn diện.

Đây là nhận định của Robert Farley, Phó Giáo sư Trường ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson, Đại học Kentucky (Mỹ) được đề cập trong một bài viết đăng trên tạp chí National Interest (trụ sở tại Washington).

Theo chuyên gia này, tên lửa đạn đạo chống hạm phải mất ít nhất 15 phút để vươn tới mục tiêu nên tàu sân bay có đủ thời gian để tránh cuộc tấn công đó trong những vùng biển rộng. Farley nói rằng tên lửa này đòi hỏi dẫn đường ở pha cuối nên nó cần kiểm tra lại quỹ đạo bay sau khi tái nhập khí quyển. Tên lửa cần được điều khiển từ xa hoặc cần có khả năng tự xác định tàu sân bay mục tiêu.

Phải đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng nhằm vào các tàu sân bay của mình, Hải quân Mỹ hiện đang làm việc cật lực để phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo trang bị trên tàu.

Tên lửa đạn đạo đối hạm DF-21D.

"Sự phát triển của tên lửa DF-21D có thể đã góp phần vào quyết định của Hải quân Mỹ trong việc chú trọng vào các tàu chiến phòng không như Arleigh Burke Flight III với khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo" Farley nói. Đồng thời, Hải quân Mỹ cũng đang tìm kiếm những cách thức phá hủy bệ phóng của tên lửa DF-21D bằng các tên lửa hành trình siêu thanh trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Farley tuyên bố rằng tên lửa đạn đạo DF-21D có khả năng đánh chìm một tàu sân bay của Mỹ và làm chết 6.000 nhân viên Mỹ trên tàu. Cũng giống như bất kì tên lửa đạn đạo tầm trung nào khác, DF-21 có thể mang đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên Trung Quốc phải tính toán kĩ lưỡng về phản ứng của Washington trong vòng 15 phút kể từ khi phóng tên lửa đến khi nó chạm mục tiêu, bởi một động thái như vậy có thể dẫn tới một cấp độ leo thang mà bản thân Trung Quốc chưa từng nghĩ tới.

Trong những trường hợp cực kì cấp bách, theo Farley, có thể khiến Mỹ đi đến quyết định tiến hành một cuộc đáp trả toàn diện bằng hạt nhân. Khi không có được một khả năng tấn công hạt nhân hiệu quả thứ hai trước Mỹ, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một tình hình bất ổn hơn nhiều. Tác giả kết luận rằng tên lửa DF-21 không thể ngăn chặn Hải quân Mỹ phá hủy các tàu chiến của Trung Quốc, mà chỉ làm thay đổi cách thức lực lượng của Mỹ thực hiện điều đó mà thôi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại