Indonesia chuẩn bị ký kết?
Ngày 2/4, RIA Novosti dẫn lời Phó giám đốc Rosoboronexport, ông Sergei Goreslavsky, cho biết, Bộ Quốc phòng Indonesia đã xác nhận việc quan tâm tới tiêm kích Su-35 do Nga sản xuất.
Theo ông Sergei Goreslavsky, phái đoàn của Indonesia tái khẳng định quan điểm trên tại triển lãm vũ khí LIMA 2015 vừa diễn ra tại Langkawi (Malaysia).
“Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu không giấu sự quan tâm của Indonesia đối với tiêm kích đa năng Su-35 trong thời gian diễn ra triển lãm”, ông Sergei Goreslavsky nói, đồng thời cho biết thêm, ngoài Su-35, Indonesia cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến máy bay trực thăng của Nga, thủy phi cơ Be-200 và tàu ngầm diesel-điện thuộc dự án 636.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Indonesia công khai sự quan tâm của mình đến vũ khí Nga.
Trước đó, bên lề triển lãm Aero India-2015 diễn ra tại Bangalore, Ấn Độ hồi trung tuần tháng 2/2015, Tư lệnh Không quân Indonesia, Thượng tướng Agus Supriatna kỳ vọng Nga sẽ sớm quyết định về việc chuyển giao tiêm kích Su-35 cho lực lượng không quân Indonesia.
Thượng tướng Agus Supriatna nói: “Chúng tôi với tư cách người sử dụng máy bay chiến đấu muốn có được các tiêm kích hiện đại hơn thế hệ 4++”.
Dù Indonesia và Nga chưa chính thức đi vào đàm phán, tuy nhiên theo dấu hiệu tích cực của cả hai bên cho thấy, thương vụ này sẽ nhanh chóng thành công một khi cả hai bên chính thức đi vào đàm phán.
Trung Quốc bế tắc khi Ấn Độ thành công
Trong khi Indonesia và đặc biệt là Ấn Độ đã đạt được những thoả thuận quan trọng trong thương vụ Su-35 với Nga thì Trung Quốc vẫn đang 'bế tắc' trên bàn đàm phán với Nga về thương vụ này.
Ngày 28/3, tờ Hoàn Cầu (Trung Quốc) dẫn trang mạng "Sputnik" Nga ngày 27/3 đưa tin, Cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang Nga Alexander Fomin cho biết, Trung Quốc và Nga đang bàn về vấn đề cung ứng máy bay chiến đấu Su-35, nhưng thỏa thuận liên quan chưa ký kết.
Ông Alexander Fomin nói:
"Trung-Nga đang tiến hành thảo luận về vấn đề cung ứng máy bay chiến đấu Su-35, nhưng hợp đồng chưa ký kết".
Trước đó, Moscow và Bắc Kinh đã ký kết Bản ghi nhớ cung ứng máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc. Các cuộc đàm phán tương ứng đã kéo dài nhiều năm.
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan tiêm kích Su-35 hồi cuối năm 2014.
Trong khi đó, theo tiết lộ của trang mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ, Nga đã ký kết thỏa thuận với Ấn Độ, hợp tác nghiên cứu chế tạo một loại máy bay chiến đấu siêu Su-35.
Bài báo nhấn mạnh, khác với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Su-35 mà Trung-Nga đang đàm phán, loại máy bay Nga-Ấn nghiên cứu chế tạo là phiên bản tương đương với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm như F-22, F-35.
Người phụ trách Tổ hợp quân sự Nga tiết lộ, Moscow và New Delhi đã đồng ý triển khai công tác thiết kế phiên bản cải tiến thế hệ thứ năm của Su-35 (do Nga tuyên bố) ở Ấn Độ, từ đó phát triển ra phiên bản đặc biệt chuyên cung cấp cho Ấn Độ. Tên của máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến này là Su-35S.
Người đứng đầu Công ty nhà nước Nga - công ty chủ yếu phụ trách xuất khẩu sản phẩm khoa học công nghệ cao cũng cho biết:
"Chúng tôi đàm phán liên tục với Ấn Độ và đã ký kết thỏa thuận ghi nhớ Su-35.
Đến nay, chúng tôi đang nỗ lực đưa ra khái niệm thiết kế của hợp đồng này, đồng thời lập ra một cơ sở lắp ráp loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này".
Nga tuyên bố, Su-35S sẽ là một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong khi đó, máy bay chiến đấu Su-35 hiện có của Không quân Nga lại thuộc máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư.
Điều này có nghĩa là, tính năng máy bay chiến đấu sẽ được tăng cường gấp vài lần.
Tuy nhiên, tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ cũng bày tỏ nghi ngờ về quan điểm này, cho rằng:
"Theo cách nói của Nga, Su-35S sẽ có năng lực tàng hình cao, nhưng hiện vẫn chưa rõ loại máy bay chiến đấu này phải chăng có thể cùng một trình độ với F-35 hay không".
Một quan chức Không quân Ấn Độ xác nhận, trong 6 tháng qua, Nga từng tiến hành giới thiệu vài lần về Su-35S, bao gồm nó thay thế các máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-27 của Không quân Ấn Độ như thế nào, những máy bay kiểu cũ này sẽ nghỉ hưu trong 7 - 8 năm tới.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, tính năng của loại máy bay siêu Su-35 này rất khó so sánh với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm thực sự, hơn nữa Trung Quốc cũng không cần xoắn xuýt với việc Su-35 nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ "ai mạnh hơn".