Thông tin liên lạc phục vụ cho chính quyền và quân đội luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi thời kỳ.
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, việc giữ được thông tin thông suốt (kể cả trong trường hợp có chiến tranh hạt nhân) có vai trò rất quan trọng.
Với mục đích như trên, hệ thống các trung tâm thông tin liên lạc dưới mặt đất đã được xây dựng dưới thời Liên Xô.
Chúng được sử dụng để truyền tải mệnh lệnh đến các lực lượng đóng quân ở phía Tây thuộc khối Vác-sa-va.
Dưới đây là một số hình ảnh bên trong căn cứ đặc biệt dưới lòng đất này:
Đây vốn là 1 đơn vị quân đội gồm 2 trung tâm tín hiệu: 1 dùng để thu nhận tín hiệu và 1 để chuyển tín hiệu đi. Mỗi trung tâm là 1 cấu trúc gồm 3 tầng dưới lòng đất với các hệ thống hỗ trợ sự sống. Trong hình là phần nổi của căn cứ với lối đi chính dẫn xuống hầm.
Cầu thang dẫn xuống tầng hầm.
Boong-ke này được xây dựng từ năm 1968-1971.
Cánh cửa này có thể chống được sóng xung kích từ vụ nổ hạt nhân. Nó có khối lượng lên đến 3 tấn. Nếu muốn vào trong người ta phải gọi điện thoại và nói đúng mật khẩu cho lính canh.
Ở bên trong tiếp tục là một cánh cửa bảo vệ khác có kích thước nhỏ hơn...
...cùng với đó là một chiếc điện thoại khác.
Phía sau cánh cửa thứ 2 là chiếc điện thoại thứ 3.
Các hệ thống phòng ngăn không khí nhằm bảo vệ boong-ke trước sự xâm nhập của khí độc.
Những hành lang dài này tạo cảm giác như đang ở trong 1 tàu ngầm. Căn cứ này được chia làm 3 tầng, với mỗi tầng có diện tích 1.200m2.
Khu vực chứa các thiết bị thông tin liên lạc.
Đã từng có một trạm radar xung quanh mỗi boong-ke. Kết nối giữa radar và trung tâm gần nhất là hệ thống dây cáp như trong ảnh.
Thông qua các kênh khác nhau, thông tin được tiếp nhận trong một căn phòng với nhiều dãy thiết bị. Mỗi thiết bị được dùng cho một kênh liên lạc cụ thể.
Một số dữ liệu bí mật được mã hóa.
Những người vận hành điều chỉnh tín hiệu để truyền chúng đi xa hơn. Trên chiếc cúp trong ảnh có ghi dòng chữ: "tặng cho đơn vị thông tin liên lạc xuất sắc nhất."
Chiếc máy này dùng để hiệu chỉnh các thiết bị thông tin liên lạc.
Phòng điện thoại viên được cách âm hoàn toàn, phần lớn người làm việc tại đây là phụ nữ.
Từ đây họ có thể liên lạc đến mọi nơi trên thế giới, kể cả Cuba.
Có 1 trạm đặc biệt dùng để đồng bộ hóa thời gian của các trung tâm với nhau.
Vào giữa những năm 80, các hệ thống được thay bằng thiết bị điện tử.
Phòng bếp của trung tâm.
Khu vực tầng dưới dùng để lắp đặt các thiết bị hỗ trợ sự sống. Người ta có thể ở dưới boong-ke trong suốt từ 2-3 tuần.
Những thiết bị nặng nhất được đặt dưới tầng 3.
Trạm bơm, những ống màu đỏ là ống nước chữa cháy, ống màu xanh dẫn nước dùng cho sinh hoạt.
Phòng đặt máy phát điện chạy bằng dầu diesel.