Nước cờ hiểm của Trung Quốc với tàu ngầm và lời giải cho Ấn Độ

Nhật Huy |

Theo Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại (Mỹ), làm cách nào để đối phó với tàu ngầm TQ tại Ấn Độ Dương đã trở thành một vấn đề thường trực và cấp bách mà Ấn Độ phải tìm lời giải.

Bài toán tàu ngầm Trung Quốc

Tháng 12/2013, Trung Quốc thông báo một trong những tàu ngầm hạt nhân tấn công của mình sẽ di chuyển ngang qua Ấn Độ Dương trong vòng 2 tháng tới.

Đó là lần đầu tiên nước này xác nhận một hoạt động như vậy của tàu ngầm. Nhưng tới nay, nó dường như đang dần trở thành một hoạt động thường xuyên.

Trong vòng vài tháng trở lại đây, đã có thêm 2 tàu ngầm Trung Quốc được cho là đã thực hiện những chuyến hải trình tương tự sau khi tạm dừng tại Sri Lanka trong 5 ngày.

039 boats docked real photos Colombo Harbour.  Colombo Port in South Asia only 18 meters deep draft vessels can accommodate port.

Tàu ngầm Trung Quốc cập cảng Colombo. Ảnh: China.com

Vào ngày 19/09 vừa qua, một tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Song của Trung Quốc cùng tàu hỗ trợ Changxing Dao, neo đậu tại cảng container quốc tế Colombo, Sri Lanka, để tiếp nhiên liệu trước khi khởi hành đến vịnh Aden tham gia chiến dịch đa quốc gia chống hải tặc.

Sáu tuần sau đó, vào ngày 31/10, một tàu ngầm của Trung Quốc tiếp tục ghé vào cảng trên, đi cùng vẫn là tàu Changxing Dao.

Tàu Changxing Dao tại cảng Colombo (Ảnh: chinamil.com.cn)

Tàu Changxing Dao tại cảng Colombo (Ảnh: chinamil.com.cn)

Đây có thể chính là chiếc tàu đã ghé cảng hồi tháng 9, hoặc có thể là một tàu ngầm tấn công hạt nhân thuộc lớp Han.

Nhưng dù thế nào thì chúng cũng cho thấy tần suất hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc tại Ấn Độ Dương đang tăng lên.

Ấn Độ đương nhiên có lí do để lo ngại về sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực.

Tuy nhiên, đáng lo hơn nữa là vai trò của Sri Lanka trong các hoạt động này.

Sau lần tàu ngầm Trung Quốc ghé vào cảng Colombo hồi tháng 9, Ấn Độ đã bày tỏ quan ngại với Sri Lanka.

Thế nhưng, nước này nhanh chóng trấn an rằng đó chỉ là hoạt động bình thường trong số hơn 230 lần tàu chiến quốc tế khác cập cảng Sri Lanka trong năm nay.

Tàu ngầm lớp Hán (Type 091) của Trung Quốc. Ảnh: Global Military Review

Tàu ngầm lớp Hán (Type 091) của Trung Quốc. Ảnh: Global Military Review

Nhiều ý kiến từ Ấn Độ cho rằng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy Sri Lanka đang dần ngả về phía Trung Quốc.

Một số thậm chí còn cáo buộc Sri Lanka đang vi phạm hiệp ước hòa bình ký năm 1987 với Ấn Độ.

Hiệp ước này quy định các cảng của Sri Lanka không được phép đón tiếp tàu quân sự của nước khác nếu điều đó gây phương hại đến lợi ích của Ấn Độ.

Sự hiện diện của tàu ngầm Trung Quốc tại Sri Lanka cũng khẳng định thêm nghi ngờ của Ấn Độ về mưu đồ của Trung Quốc nhằm bao vây nước này thông qua hợp tác quân sự và kinh tế với những quốc gia nằm trên bờ Ấn Độ Dương.

Những dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong khu vực được xem là một biểu hiện tiêu biểu của bước đi này. Các nhà phân tích của Ấn Độ gọi chúng là “chuỗi ngọc” của Trung Quốc.

Không phải trùng hợp mà cảng container quốc tế Colombo, nơi tàu ngầm Trung Quốc ghé thăm, cũng là một trong những dự án đó.

Trung Quốc thì gọi chúng bằng cái tên “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.

Hồi tháng trước chủ tịch Tập Cận Bình công bố kế hoạch thành lập một quỹ đầu tư trị giá 40 tỷ USD cho sáng kiến này.

Lời giải nào cho Ấn Độ?

Tất nhiên, sự hiện diện của tàu ngầm Trung Quốc tại Ấn Độ Dương là một thách thức cho Hải quân Ấn Độ.

Để đối phó với những tàu ngầm diesel-điện, Ấn Độ có thể tăng cường giám sát, những tàu hậu cần, hỗ trợ tàu ngầm, cũng như theo dõi hoạt động của các cảng trong khu vực, nơi tàu ngầm Trung Quốc sẽ phải thường xuyên ghé vào để tiếp nhiên liệu.

Tuy nhiên, tàu ngầm hạt nhân do không cần tiếp nhiên liệu nên sẽ gây ra nhiều khó khăn hơn. Chúng có thể đe dọa những tuyến vận tải biển của Ấn Độ nếu được cung cấp thông tin tình báo chính xác.

Trong khi đó, những nỗ lực của hải quân Ấn Độ để đối phó với nguy cơ trên lại gặp nhiều gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Tàu ngầm INS Sindhurakshak (lớp Kilo) của Ấn Độ bị cháy nổ và chìm ở cảng Mumbai tháng 8/2013 được trục vớt thành công vào ngày 6/6/2014 - Ảnh: Economic Times

Tàu ngầm INS Sindhurakshak (lớp Kilo) của Ấn Độ bị cháy nổ và chìm ở cảng Mumbai tháng 8/2013 được trục vớt thành công vào ngày 6/6/2014 - Ảnh: Economic Times

Đáng chú ý nhất là vụ cháy nổ bên trong tàu INS Sindhurakshak, một tàu ngầm lớp Kilo, hồi tháng 8/2013 khiến 18 thủy thủ thiệt mạng.

Ngoài ra, 113 trong số 152 chương trình mua sắm mới hay nâng cấp những tàu chiến trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 bị trễ hạn. Trong đó có nhiều chương trình liên quan đến năng lực tác chiến chống tàu ngầm.

Hiện Ấn Độ đang có sẵn một số phương tiện cho nhiệm vụ này, bao gồm trực thăng săn tàu ngầm xuất phát từ đất liền, một số máy bay tuần tra hàng hải tầm gần như đội máy bay Dornier Do 228 gồm 14 chiếc.

Song những phương tiện này chủ yếu chỉ có thể bảo vệ các cảng quan trọng, chống tàu ngầm xâm nhập. Ấn Độ cần những phương tiện tầm xa để tuần tra vùng biển rộng lớn của Ấn Độ Dương.

Trước đây, nhiệm vụ tuần tra tầm xa này được thực hiện bởi các máy bay cánh quạt do Liên Xô sản xuất.

Phụ trách vùng biển ngoài khơi phía đông Ấn Độ là 4 chiếc Tu-142M, xuất phát từ căn cứ Rajali. Phụ trách khu vực phía tây là 5 chiếc Il-38 đặt tại căn cứ Hansa. Nhưng cả 2 mẫu máy bay này cùng với những trang thiết bị đi kèm đều đã cũ và lạc hậu.

Sát thủ săn ngầm P-8I của Ấn Độ

"Sát thủ săn ngầm" P-8I của Ấn Độ

Vì vậy, hợp đồng mua 12 máy bay trinh sát hàng hải tầm xa P-8I của Mỹ vào năm 2008 có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực tác chiến của hải quân Ấn Độ.

Được phát triển dựa trên mẫu máy bay chở khách phản lực Boeing 737, P-8I có tốc độ hành trình cao hơn 160 km/h so với những loại hiện có của Ấn Độ, một lợi thế rất quan trọng khi phải tuần tra khu vực có diện tích lớn như Ấn Độ Dương.

Bên cạnh đó, đặc điểm địa lý của khu vực này cũng tạo lợi thế cho Ấn Độ.

Con đường ngắn nhất để vào Ấn Độ Dương từ phía đông cho tàu ngầm Trung Quốc là đi qua những eo biển hẹp tạo ra bởi quần đảo Indonesia, như Malacca, Sunda, và Lombok.

Ấn Độ có thể tập trung phương tiện để giám sát những vị trí chiến lược này nhưng đồng thời New Delhi cũng cần chú ý đến sườn phía tây của mình.

Pakistan và Trung Quốc, hai đồng minh lâu năm, hiện nay lại càng xích lại gần nhau sau khi Mỹ dần rút khỏi Afghanistan.

Phát ngôn viên quân đội Pakistan, thiếu tướng Asim Saleem Bajwa, gần đây từng phát biểu: “Pakistan xem kẻ thù của Trung Quốc cũng là kẻ thù của mình”.

Mặc dù đối tượng được đề cập đến trong phát biểu này là những phần tử vũ trang ở Tân Cương thì nó cũng khiến Ấn Độ phải dè chừng.

Do đó, nước này cần có sẵn nguồn lực để đề phòng trường hợp tàu ngầm Trung Quốc sử dụng các căn cứ của Pakistan làm bàn đạp, hay thậm chí là khả năng lực lượng tàu ngầm Pakistan, gồm 5 chiếc diesel-điện Agosta của Pháp, trực tiếp hỗ trợ Trung Quốc.

Từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ ở cả sườn phía đông và phía tây, cộng với tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu giả định là 75%, các chuyên gia ước tính Ấn Độ sẽ cần khoảng từ 40 đến 48 máy bay trinh sát hàng hải tầm xa, biên chế thành từ 5 đến 6 phi đoàn.

Trong đó, 3 phi đoàn sẽ phụ trách khu vực phía đông.

Phi đoàn thứ nhất sẽ tuần tra khu vực eo Malacca, phi đoàn thứ hai tuần tra eo Sunda và Lombok. Phi đoàn thứ ba sẽ trực tiếp hỗ trợ cho các hạm đội tàu chiến mặt biển.

Từ 2 đến 3 phi đoàn còn lại sẽ phụ trách khu vực phía tây và phía nam.

Tất nhiên để đạt được quy mô lực lượng này sẽ đòi hỏi một sự đầu tư rất lớn. Nhưng trong tình hình Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện tại Ấn Độ Dương thì đó là yêu cầu cần thiết để Ấn Độ có thể duy trì tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại