Những công nghệ vũ khí Mỹ còn xa lạ với Nga

Chúc Sơn |

Việc Mỹ liên tiếp ra mắt và thử nghiệm đạn pháo siêu tốc, vũ khí laser, súng điện từ...khiến ngành công nghiệp quốc phòng đỉnh cao của Nga trở nên lạc hậu.

Đạn siêu tốc

Hiện nay, Bộ Tư lệnh các hệ thống trên biển của Hải quân Mỹ (NAVSEA) đang trong giai đoạn thử nghiệm đạn dẫn đường siêu tốc (HVP) được thiết kế cho súng điện từ của hải quân.

Theo trang tin USNI News, mới đây các chuyên gia phát hiện có thể dùng pháo hạm tiêu chuẩn để bắn HVP. Bệ phóng HVP là các khẩu pháo nhồi thuốc súng trên chiến hạm, tức dạng vũ khí phổ thông có thể tìm thấy hầu như trên mọi tàu chiến nổi của hải quân Mỹ.

Việc dùng pháo hạm truyền thống để bắn HVP sẽ lao chậm hơn so với nếu phóng bằng súng trượt điện từ, nhỉnh hơn Mach 3 so với Mach 7.

Mặc dù vậy, tốc độ này cũng đã cao hơn gấp đôi vận tốc của đạn bình thường khi rời khỏi nòng pháo MK 45 đường kính 127 mm trên các tàu khu trục và tàu tuần dương mang theo tên lửa dẫn đường.

Đạn dẫn đường tốc độ cao được bắn ra từ pháo hạm khiến Hải quân Mỹ có thêm lựa cho các tàu chiến khi đối mặt với các mối đe dọa từ tên lửa phòng không và tên lửa đạn đạo, trong khi có thêm thời gian để hoàn thiện thiết kế của súng trượt điện từ.

Hải quân Mỹ thử nghiệm súng laser tại Vinh Ba Tư hồi tháng 11/2014.
Hải quân Mỹ thử nghiệm súng laser tại Vinh Ba Tư hồi tháng 11/2014.

Trang CBS News hồi tháng 4/2014 cho biết, Hải quân Mỹ đã chính thức trình làng súng trượt điện từ.

Phó Đô đốc Matthew Klunder, trưởng bộ phận nghiên cứu Hải quân, cho biết loại súng điện từ này có thể bắn ra một viên đạn đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 161 km với tốc độ Mach 7. Nguyên lý hoạt động của thế hệ vũ khí mới trên được dựa trên lực đẩy xung điện từ.

Trong lần thử nghiệm hôm 7/4/2014, viên đạn bắn ra từ khẩu súng này đã xuyên thủng một đầu đạn giả tượng trưng cho một tên lửa đang bay tới, gây ra vụ nổ lớn.

“Đây là một khẩu súng đang trong quá trình thử nghiệm. Nó có thể bắn viên đạn xuyên qua 6 tấm thép dày khoảng 16,5 cm cm ở tốc độ Mach 7. Không mục tiêu nào trên bầu trời có thể sống sót sau khi bị trúng đạn”, Phó đô đốc Klunder cho biết.

Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ còn thử nghiệm bắn viên đạn này qua ba bức tường bê tông cốt thép bằng súng siêu điện từ.

Trước đây, tên lửa cũng có thể làm được điều này nhưng chi phí quá tốn kém. Mỗi quả tên lửa có giá hàng triệu USD, trong khi với thế hệ vũ khí mới, họ chỉ mất 25.000 USD cho một lần khai hỏa.

Vũ khí laser

Trong khi Nga đang hoài cổ và hướng tới tương lai thì Mỹ đã đạt được đỉnh cao công nghệ vũ khí laser trong việc đánh chặn tên lửa định hướng, trực thăng và máy bay không người lái và bắt đầu ứng dụng trên thực tế.

Hiện tại, công nghệ vũ khí laser của Mỹ đã bắt đầu bước vào giai đoạn ứng dụng thực tế. Giữa tháng 11/2014 vừa qua, Hải quân Mỹ vừa đưa vũ khí laser vào thực chiến trong một cuộc thử nghiệm gắn trên tàu chỉ huy của Hạm đội 5 trên Vịnh Ba Tư.

Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết loại vũ khí mới này được cho là hữu hiệu trong việc chống lại vô số mục tiêu nhỏ như các tàu chiến, máy bay.

Trước khi đến hạm đội 5, vũ khí laser 30 kilowatt này đã được trang bị cho tàu vận chuyển lưỡng cư USS Ponce từ tháng 8/2014.

Thiết bị trên có thể tập trung các tia bức xạ từ 6 tia laser thành một tia mạnh để bắn cảnh cáo hoặc sử dụng như một vũ khí bắn rơi tàu nhỏ hoặc máy bay không người lái.

Ngược lại với Mỹ, hiện nay thành tựu vũ khí laser của Nga mới chỉ dừng lại ở mức độ thừa hưởng những thành quả có từ thời Liên Xô. Và để khẳng định vị thế của một cường quốc, Nga đang từng bước phát triển loại vũ khí công nghệ cao này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại