Nga đưa vũ khí vào Syria bằng cách nào mà Mỹ - NATO như "mù"?

Chuyên gia quân sự Nam Hoài |

Mỹ và Phương Tây ngỡ ngàng về quyết tâm và phương thức ra mặt can dự trực tiếp của Nga vào Syria, nhất là việc Nga triển khai lực lượng không quân một cách thần tốc, hiệu quả.

Phần 1: Chiến thuật “Bủa lưới phóng lao” của Nga tại Syria

Phần 2: Nga "tất tay" tại Syria bằng vũ khí, trang bị hiện đại nhất

Phần 3: Nga diệt IS tốt hơn Mỹ nhờ trinh sát và tác chiến điện tử đồng bộ

Phần 4: KHÔNG QUÂN NGA VÀO SYRIA “ĐÁNH IS” BẰNG CÁCH NÀO?

Quân chủng Không quân – Vũ trụ Nga thiết lập ở Syria một đơn vị không quân viễn chinh cấp liên đội không quân hỗn hợp để tham gia chiến dịch chống khủng bố và làm phá sản kế hoạch lập vùng cấm bay của các thế lực thù địch với Tổng thống Bashar al-Assad.

Không phải tới khi Nga trực tiếp tham gia chiến dịch không kích các lực lượng khủng bố Hồi giáo chống chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad, thì Phương Tây mới biết tới sự can dự của lực lượng không quân nước này vào cuộc nội chiến ở Syria.

Những gì mà Mỹ và các nước đồng minh cả khu vực lẫn quốc tế biết được về sự can dự của Nga để trợ giúp cho chính quyền Syria không dừng ở việc cung cấp thông tin tình báo, vũ khí đạn dược, phòng thủ bờ biển.

Họ còn biết cả công tác huấn luyện chiến đấu và cố vấn tham mưu chỉ huy của Nga cho các lực lượng vũ trang, nhất là cho lực lượng phòng không không quân của Syria.

Tuy nhiên, điều khiến cả Mỹ và Phương Tây ngỡ ngàng về quyết tâm và phương thức ra mặt can dự trực tiếp của Nga vào tình hình Syria lại đến từ việc Nga triển khai lực lượng không quân viễn chinh một cách thần tốc, hiệu quả.

Nước cờ táo bạo này đã làm tiêu tan lập tức kế hoạch lập vùng cấm bay của các thế lực thù địch với Tổng thống Assad và nhanh chóng thay đổi cục diện chiến trường Syria có lợi cho quân chính phủ.

Cho tới khi mở màn chiến dịch không kích IS vào cuối tháng 9/2015, Quân chủng Không quân – Vũ trụ Nga đã bố trí ở Syria một lực lượng viễn chinh cấp liên đội không quân hỗn hợp gồm:

- 4 chiếc máy bay tiêm kích đa năng Su-30SM; 6 chiếc máy bay ném bom chiến thuật Su-34; 12 chiếc máy bay ném bom chiến thuật Su-24M/M2, 12 chiếc máy bay cường kích yểm trợ mặt đất Su-25SM

- Một số trực thăng vận tải vũ trang Mi-8AMTSh, Mi-24PN và các tổ hợp pháo tên lửa phòng không tự hành Pantsir-S1.

Điều đáng nói là việc Nga triển khai lực lượng không quân viễn chinh và tiến hành không kích khiến Mỹ và các đồng minh NATO, đồng minh Ả rập của mình hoàn toàn bất ngờ.


Máy bay cường kích Su-25SM của KQ Nga xuất kích tiêu diệt các mục tiêu của IS ở Syria.

Máy bay cường kích Su-25SM của KQ Nga xuất kích tiêu diệt các mục tiêu của IS ở Syria.

Điều quân tham chiến kỳ khôi

Nếu để Mỹ và các đồng minh khu vực của Mỹ biết được Nga điều lực lượng không quân tới Syria tham chiến, thì hẳn sẽ có một áp lực quốc tế nặng nề với các nước liên quan để đóng cửa không phận đối với các máy bay Nga trên đường tới Syria.

Đồng thời kế hoạch thiết lập vùng cấm bay ở Syria sẽ được ráo riết thực hiện trước khi lực lượng Không quân của Nga hoàn tất chuyển quân.

Nga biết được những hệ quả này, nên vì thế họ đã triển khai một chiến dịch chuyển vũ khí, trang bị kỹ thuật và hậu cần không quân tới Syria hết sức thần tốc và bí mật, khiến các đối thủ địa chính trị của mình không kịp trở tay.

Ngay từ đầu tháng 8/2015, lực lượng không quân vận tải chiến lược của Nga đã dồn dập điều động các máy bay vận tải quân sự hạng nặng như An-124-100 và IL-76MD tăng cường chuyên chở vật tư hậu cần từ Nga tới sân bay quân sự Hmeymim thuộc thành phố Latakia.

Các chuyến bay này bề ngoài là tiếp tế vật tư chiến tranh phục vụ chiến dịch phản công trên bộ của quân chính phủ Syria.

Nhưng đằng sau là bom đạn, trang bị kỹ thuật không quân, các xe pháo tên lửa tự hành Pantsir-S1 và các máy bay cường kích Su-25SM, trực thăng vận tải vũ trang Mi-8AMTSh, Mi-24PN.

Các vũ khí này được tháo rời, đóng kiện chuyển tới khu vực lắp ráp đặt ngay trong khu nhà kỹ thuật của sân bay.

Giữa tháng 9/2015, các phi đội máy bay tiêm kích và ném bom chiến thuật được điều phái từ các đơn vị không quân thuộc Quân khu Trung tâm, Quân khu Phương Nam, Quân khu Phương Đông của Nga cho chiến dịch không kích ở Syria đã tập kết ở sân bay quân sự Mozdok.

Căn cứ này nằm tại nước Cộng hoà Bắc Osetia thuộc Nga.

Các máy bay chiến đấu như Su-24M/M2, Su-30SM và Su-34 có khả năng bay chuyển sân chặng dài nên được bố trí để bay thẳng từ sân bay Mozdok tới các sân bay quân sự của chính phủ Syria quá cảnh qua không phận Azerbaijan, Iran và Iraq.

Tuy nhiên, để tránh những rủi ro ngoại giao, chính trị cho các nước trên đường bay chuyển sân và tránh bị máy bay chiến đấu của các nước đang tham gia chiến dịch không kích IS ở Iraq và Syria ngăn cản, bộ tư lệnh chiến dịch quyết định:

"Các biên đội máy bay chiến đấu này bay kèm với các máy bay vận tải quân sự của Nga có đăng ký đường bay chính thức đi Syria và cất cánh vào ban đêm".

Trên chặng bay chuyển sân này, các máy bay chiến đấu bay kèm đã thực hiện chế độ im lặng vô tuyến hoàn toàn và bay theo chế độ dẫn đường tự động theo đội hình biên đội của chiếc máy bay vận tải dẫn đường.


Các biên đội máy bay chiến đấu bay kèm với máy bay vận tải quân sự của Nga có đăng ký đường bay chính thức đi Syria và cất cánh vào ban đêm. Ảnh minh họa.

Các biên đội máy bay chiến đấu bay kèm với máy bay vận tải quân sự của Nga có đăng ký đường bay chính thức đi Syria và cất cánh vào ban đêm. Ảnh minh họa.

Ngày 18/9/2015, 4 chiếc Su-30SM thuộc Trung đoàn không quân hỗn hợp 120, Bộ tư lệnh PK-KQ số 2 của Quân khu Trung tâm của Nga đã bay theo 1 chiếc IL-76TD dẫn đường cất cánh từ sân bay Mozdok và hạ cánh an toàn tại sân bay quân sự Hmeymim của Syria.

Ngày 19/9/2015, 6 chiếc Su-34 thuộc Trung đoàn không quân ném bom 559, Căn cứ không quân số 6970, Bộ tư lệnh PKKQ số 4, Quân khu Phương Nam của Nga đã bay cùng 1 chiếc Tu-154 dẫn đường tới sân bay Hmeymim.

Tiếp đó, ngày 20/9/2015, 12 chiếc Su-24M và M2 thuộc Liên đội không quân ném bom, Bộ tư lệnh PKKQ số 2, Quân khu Trung tâm và Trung đoàn không quân ném bom 302, Bộ tư lệnh PKKQ số 3, Quân khu Phương Đông của Nga âm thầm đến Syria.

Các máy bay này chia làm 3 biên đội bay kèm với các máy bay IL-20M1, IL-76 và An-124 tới căn cứ không quân Tiyas (thành phố Homs) của Syria.

Nửa cuối tháng 9/2015, khi Bộ tư lệnh lực lượng không quân viễn chinh của Nga ở Syria điều quân khiển tướng xong và cố tình "trêu ngươi" bằng cách cho máy bay đậu thành dãy ở các sân bay quân sự Syria để tai mắt vũ trụ của Mỹ nhìn thấy.

Đến lúc này thì mọi sự coi như đã muộn đối với các thế lực chống phá Tổng thống Bashar al-Assad.


Nga cố tình trêu ngươi bằng cách cho máy bay đậu thành dãy ở các sân bay quân sự Syria để tai mắt vũ trụ của Mỹ nhìn thấy.

Nga cố tình "trêu ngươi" bằng cách cho máy bay đậu thành dãy ở các sân bay quân sự Syria để tai mắt vũ trụ của Mỹ nhìn thấy.

Nhiệm vụ của máy bay chiến đấu và vũ khí không quân Nga ở Syria

Liên đội không quân hỗn hợp viễn chinh của Nga tham gia không kích chống khủng bố ở Syria tuy ít về số lượng, nhưng lại tinh nhuệ về chất lượng. Điều này được thể hiện ở hiệu quả không kích trong những tuần qua của đơn vị không quân này.

Các loại máy bay và vũ khí của liên đội không quân này thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:

Máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-30SM: Trong chiến dịch không kích chống khủng bố ở Syria giai đoạn hiện nay, loại máy bay tiêm kích đa nhiệm hạng nặng có tính năng kỹ chiến thuật ưu việt này chủ yếu được sử dụng vào nhiệm vụ:

- Trực ban phòng không để ngăn chặn sự xâm nhập của máy bay chiến đấu nước ngoài vào đánh phá các mục tiêu do quân chính phủ Syria kiểm soát

- Đồng thời hộ tống máy bay ném bom và máy bay cường kích của Nga và Syria không kích các mục tiêu của lực lượng khủng bố.

Để thực hiện nhiệm vụ trực ban phòng không và hộ tống không kích, Su-30SM thường được trang bị 4 đạn tên lửa đối không tầm trung có điều khiển ra đa bán chủ động R-27RE1 và 2 đạn tên lửa đối không tầm ngắn tự dẫn hồng ngoại R-73 cho mỗi phiên trực ban.

Ngoài ra, Su-30SM còn được trang bị thiết bị gây nhiễu điện tử trong đội hình SAP-518 để bảo vệ tốp máy bay thực hiện nhiệm vụ chặn kích, không kích và trực ban trên không trước các loại tên lửa phòng không và tên lửa đối không dẫn đường bằng ra đa của đối phương.

Máy bay ném bom chiến thuật Su-24M/M2 và Su-34: Hai loại máy bay này dùng cho nhiệm vụ:

- Ném bom trong chiến dịch không kích độc lập của không quân nhằm phá huỷ các doanh trại, sở chỉ huy, trại huấn luyện, kho chứa vũ khí, hầm ngầm, tuyến giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng phục vụ chiến tranh;

- Tiêu diệt và làm gián đoạn các hoạt động khủng bố nằm sâu trong vùng kiểm soát của các lực lượng Hồi giáo cực đoan chống chỉnh phủ và các nhóm khủng bố.

Trong quá trình phân bổ nhiệm vụ và mục tiêu không kích, máy bay ném bom chiến thuật Su-24M/M2 đảm trách các mục tiêu không được phòng không hoặc nằm xa khu vực can thiệp của phòng không không quân của các nước tham gia can thiệp quân sự vào Syria.

Trong khi đó, máy bay ném bom chiến thuật Su-34 đảm trách các mục tiêu được phòng không không quân đối phương bảo vệ và các mục tiêu tiếp giáp biên giới với các nước có quan điểm thù địch với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.


Phi công Nga chuẩn bị tiếp nhận máy bay Su-34 để tiến hành nhiệm vụ không kích IS tại Syria. Ảnh: EPA.

Phi công Nga chuẩn bị tiếp nhận máy bay Su-34 để tiến hành nhiệm vụ không kích IS tại Syria. Ảnh: EPA.

Máy bay cường kích yểm hộ hoả tuyến Su-25SM: Loại máy bay cường kích này chủ yếu được sử dụng để yểm hộ hoả lực cho hoạt động phòng thủ phản công hoặc tiến công trên bộ của các lực lượng phe chính phủ Syria chống lại lực lượng khủng bố.

Máy bay trực thăng vận tải vũ trang Mi-8AMTSh và Mi-24PN: Hai loại máy bay trực thăng này được sử dụng cho nhiệm vụ:

- Tuần tra và chiến đấu bảo vệ căn cứ không quân nơi bố trí lực lượng không quân Nga tham gia chiến dịch chống khủng bố trước các hoạt động tấn công, quấy phá của phiến quân Hồi giáo và các nhóm khủng bố chống chính phủ.

- Ngoài ra, lực lượng trực thăng vũ trang này còn đảm nhiệm chức năng tìm kiếm, cứu nạn phi công bị bắn rơi trên chiến trường.


Tổ hợp pháo/tên lửa tự hành Pantsir-S1 được triển khai bảo vệ căn cứ không quân Latakia, Syria.

Tổ hợp pháo/tên lửa tự hành Pantsir-S1 được triển khai bảo vệ căn cứ không quân Latakia, Syria.

Tổ hợp pháo tên lửa phòng không tự hành Pantsir-S1: Các tổ hợp Pantsir-S1 được Nga bố trí để bảo vệ sân bay quân sự của Syria nơi có lực lượng không quân Nga đóng quân.

Nhiệm vụ chính là để chống lại các đòn tập kích đường không của bất kỳ bên can dự quân sự nào muốn ngăn cản hoạt động không kích chống khủng bố của Nga trên chiến trường Syria.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại