F-23 - Siêu tiêm kích Mỹ lỗi hẹn với bầu trời

Đức Anh |

YF-23 có tốc độ, phạm vi hoạt động, khả năng tàng hình tốt hơn YF-22, nhưng siêu tiêm kích này đã thất bại trong cuộc đấu thầu cho chương trình ATF của Không quân Mỹ.

YF-23 và YF-22 - Kẻ tám lạng, người nửa cân

Theo National Interest, F-22 Raptor là tiêm kích chiếm ưu thế trên không tốt nhất của Mỹ do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất, nhưng người Mỹ còn có thể làm tốt hơn thế với YF-23.

Khi nguyên mẫu YF-22 giành được hợp đồng Máy bay Chiến thuật Tiên tiến (ATF) vào năm 1991, đó là một phi cơ nhỏ hơn YF-23 của Tập đoàn Northrop. YF-22 linh hoạt hơn nhưng YF-23 lại có khả năng hành trình siêu âm tốt hơn nhờ động cơ chu kỳ biến General Electric YF120.

Ông Barry Watts, một nhà phân tích thuộc Tập đoàn Northrop từng giải thích, ngay cả khi trang bị động cơ Pratt & Whitney YF119 có công suất thấp hơn, YF-23 vẫn có thể bay với tốc độ Mach 1,4.

Nguyên mẫu YF-23 có kiểu dáng đẹp, bay hành trình ở tốc độ Mach 1,8 với động cơ YF120. Jim Sandberg, phi công thử nghiệm YF-23 từng nói, động cơ YF120 nhanh và mạnh hơn động cơ F119. Nhưng các nhà kiểm duyệt của Lầu Năm Góc lại chọn YF-22.

Phiên bản sản xuất cuối cùng của Raptor có tốc độ tối đa Mach 1,8 mà không cần đốt nhiên liệu lần hai. Nhưng thực tế sức chịu đựng của động cơ lúc bay hành trình siêu âm khá hạn chế.

Các phi công lái F-22 từng trao đổi với nhà phân tích quốc phòng Dave Majumdar rằng, siêu âm đem lại ấn tượng khá tốt nhưng không thực sự cần thiết với một máy bay chiến đấu có lượng nhiên liệu hạn chế.

Trong khi đó, một phi công thử nghiệm cao cấp của Không quân Mỹ cho rằng, sẽ hữu ích hơn với một chiếc máy bay có nhiều chế độ tăng tốc để lấy lại sức mạnh một cách nhanh chóng hơn là tính năng bay hành trình siêu âm.

Tốc độ tổng thể của YF-23 không phải quá nhanh so với F-22 vì cả hai máy bay đều bị giới hạn vận tốc ở Mach 2,2 do đặc tính lớp sơn tàng hình và kiểu thiết kế cửa hút không khí.

Trong quá trình hoạt động, F-22 bị giới hạn ở tốc độ Mach 2 vì nếu bay nhanh hơn sẽ tổn hại lớp sơn tàng hình, đặc biệt là ở phần gốc cánh sát thân máy bay.

Thiết kế của Northrop có phạm vi hoạt động 4.500 km, xa hơn so với 3.200 km của F-22 và được cho là có tính năng tàng hình tốt hơn.


YF-22 (dưới) đã chiến thắng trước YF-23 (trên) mặc dù tốc độ và khả năng tàng hình không bằng

YF-22 (dưới) đã chiến thắng trước YF-23 (trên) mặc dù tốc độ và khả năng tàng hình không bằng

Vì sao YF-22 đánh bại YF-23?

Quyết định lựa chọn YF-22 có vẻ như là kết quả từ cuộc bỏ phiếu ủng hộ thiết kế có tính dự phòng, vì cả hai máy bay đều vượt quá yêu cầu của Không quân Mỹ.

Bên cạnh đó, ngoài không quân còn có hải quân tham gia vào quá trình lựa chọn. Nhà phân tích Majumdar đã nêu 3 yếu tố chính đem lại lợi thế cho Lockheed.

Đầu tiên đó là vấn đề chính trị, Northrop và đối tác McDonnell Douglas đã phản kháng lại lãnh đạo không quân và Lầu Năm Góc về hiệu suất làm việc của họ đối với dự án máy bay ném bom B-2 và máy bay tấn công hải quân A-12.

Thứ hai là Hải quân Mỹ mặc dù đã rút khỏi chương trình ATF nhưng họ vẫn nắm lá phiếu trong việc lựa chọn mẫu thiết kế thắng cuộc.

Ở thời điểm này, hải quân đang theo đuổi chương trình Máy bay Chiến thuật Hải quân Tiên tiến (NATF), họ kỳ vọng biến thể hải quân của YF-22 sẽ là một thiết kế lai giữa Raptor và F-14 Tomcat.

Nhóm nghiên cứu NATF đã làm việc rất chăm chỉ về một thiết kế máy bay chiến đấu hải quân tàng hình, cánh cụp cánh xòe và có khả năng bay hành trình siêu âm. Ngoài ra, thiết kế của YF-23 không thực sự hấp dẫn Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, Hải quân Mỹ sau đó buộc phải hủy bỏ dự án NATF để tham gia vào chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF. Một số quan chức hải quân từng bày tỏ sự cay đắng về lựa chọn này.

Thứ ba, yếu tố rất quan trọng là tầm nhìn trong bản thiết kế. Trong khi Northrop tuân thủ một cách nghiêm ngặt yêu cầu đề ra của không quân thì Lockheed có tầm nhìn xa hơn những gì không quân mong muốn và phù hợp với quan điểm của Bộ chỉ huy tác chiến trên không ACC.

Về mặt lý thuyết, YF-23 là sự kết hợp tuyệt đối giữa tốc độ, tầm bay và tàng hình, trong khi đó quan điểm của ACC hoài nghi về khả năng hoạt động hiệu quả của tính năng tàng hình trong thực tế.

Thay vào đó, ACC muốn chắc chắn rằng máy bay trong dự án ATF phải đủ linh hoạt để đánh bại các mối đe dọa trong không chiến tầm gần và hơn thế nữa.

Những phi công của ACC muốn có một chiến đấu cơ thực sự nhanh nhẹn, vượt trội ở mọi tốc độ, độ cao và góc tấn công lớn. Lockheed đã đáp ứng mong muốn của không quân với tiêm kích Raptor nhanh nhẹn nhờ động cơ kiểm soát vector lực đẩy.

Barry Watts từng mô tả, YF-22 là một “Super F-15” chính xác theo những gì mà không quân mong muốn. Khi nguyên mẫu YF-22 được lựa chọn cho chương trình ATF, nó được đổi tên thành F-22 Raptor.

Pratt & Whitney cũng chiến thắng với động cơ F119 không mạnh bằng, nhưng đáng tin cậy hơn động cơ chu kỳ biến YF120 của General Electric.

Tập đoàn Lockheed đã tạo ra một chiến đấu cơ có hiệu suất vượt trội chưa từng thấy. Tuy nhiên, nếu YF-23 được lựa chọn, F-23 có thể sẽ là một chiến đấu cơ vượt trội.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại