Chiến thuật chống tăng bằng trực thăng

ĐTN |

Trong chiến tranh hiện đại, trực thăng vũ trang được coi là cơn ác mộng thường trực đối với mọi loại xe tăng.

Chiến thuật chống tăng bằng trực thăng phổ biến

Một phi đội gồm 3 - 4 trực thăng vũ trang có thể tấn công bất ngờ vào lực lượng xe tăng địch ở khoảng cách trên 20 km, từ phía sau hoặc ở những góc mà kíp chiến đấu của xe tăng không thể thấy hoặc cảnh giới được.

Trực thăng có thể bay tuần tra ở các khu vực như thung lũng, đồng bằng, nơi các đoàn xe tăng địch hành quân, thậm chí ngay trên lãnh thổ địch.

Tuy nhiên, chiến thuật phổ biến mà trực thăng hay sử dụng là nấp phía sau đồi, đợi thông tin từ điều hành bay tiền phương (Forward Air Controller/ FAC) đã thâm nhập vào lãnh thổ đối phương và được bảo vệ bởi các lực lượng đặc biệt như SAS hay biệt kích.

AH-64D đang diễn tập với bài bay NOE tiếp cận mục tiêu

Vị trí mục tiêu sẽ được điều hành bay tiền phương chỉ điểm thông qua radio và phi công trực thăng không thể nhìn thấy nó vì họ bay rất thấp, gần như chạm mặt đất. Kiểu bay này được gọi là “bay sát đất” (Nap-Of-Earth/NOE).

Khi phi công bay đến mục tiêu đã được chỉ thị, họ phải bắn tên lửa và thoát ly thật nhanh để tránh hỏa lực phòng không của đối phương.

Vũ khí diệt tăng chủ lực của trực thăng

Nếu trực thăng mang tên lửa chống tăng BGM-71 TOW thì xạ thủ phải liên tục điều khiển tên lửa đến mục tiêu vì đây là loại tên lửa chống tăng dẫn đường bằng radio bán tự động thông qua đường ngắm thẳng (Radio-Guided SACLOS).

Các phiên bản của tên lửa chống tăng tăng dẫn đường bằng radio bán tự động qua đường ngắm thẳng BGM-71 TOW. Từ trái qua phải: BGM-71A, BGM-71C, BGM-71E TOW-2E, BGM-71D TOW-2, BGM-71E TOW-2A
Các phiên bản của tên lửa chống tăng tăng dẫn đường bằng radio bán tự động qua đường ngắm thẳng BGM-71 TOW. Từ trái qua phải: BGM-71A, BGM-71C, BGM-71E TOW-2E, BGM-71D TOW-2, BGM-71E TOW-2A

Tuy nhiên sau này khi AGM-114 Hellfire ra đời thì phi công chỉ cần bắn và thoát ly, tên lửa “bắn và quên” này sẽ tìm đến mục tiêu nhờ bám chùm laser đang chiếu xạ.

Mỗi chùm laser mang một mã hóa khác nhau, mỗi đầu dò tên lửa được cài đặt một mã tương ứng với mã của các chùm tia laser. Nhờ vậy trực thăng có thể bắn nhiều quả tên lửa vào các mục tiêu khác nhau.

Tên lửa chống tăng bắn và quên đa chế độ dẫn đường. Từ trên xuống: AGM-114A dẫn đường bằng laser bán tự động, AGM-114K Hellfire II dẫn đường bằng laser bán tự động và hệ thống điều khiển thông minh giúp tên lửa vẫn bay tới mục tiêu nếu mất tín hiệu laser, AGM-114L Longbow Hellfire dẫn đường bằng radar băng sóng mm.

Tên lửa chống tăng bắn và quên đa chế độ dẫn đường. Từ trên xuống: AGM-114A dẫn đường bằng laser bán tự động;

AGM-114K Hellfire II dẫn đường bằng laser bán tự động, hệ thống điều khiển thông minh giúp tên lửa vẫn bay tới mục tiêu nếu mất tín hiệu laser, AGM-114L Longbow Hellfire dẫn đường bằng radar băng sóng mm.

Thông thường điều hành bay tiền phương chỉ mang một chùm tia laser, chiếu xạ vào xe tăng đang dẫn đầu và bắn tên lửa đầu tiên vào chiếc xe tăng ấy. Sau khi mục tiêu bị tiêu diệt, họ sẽ chiếu xạ và bắn tiếp tên lửa vào mục tiêu thứ hai.

Chiến thuật diệt tăng của trực thăng với sự hỗ trợ của điều hành bay tiền phương (FAC)
Chiến thuật diệt tăng của trực thăng với sự hỗ trợ của điều hành bay tiền phương (FAC)

Phương thức thoát ly của trực thăng

Sau khi bắn tên lửa, trực thăng vũ trang sẽ cơ động rời khỏi chiến trường ở độ cao thấp nhằm tránh radar địch phát hiện. Thông thường các tên lửa dùng để chống trực thăng có đầu dò hồng ngoại hoặc radar thụ động.

Với đầu dò hồng ngoại, chúng “khóa” nguồn nhiệt từ động cơ phát ra, còn đầu dò radar thụ động bám theo tín hiệu do radar hoặc các đài phát radio trên trực thăng, hoặc điều khiển từ tín hiệu radio của kíp phóng tên lửa.

Tuy nhiên, trực thăng cũng có cách chống lại các loại vũ khí này. Ống xả động cơ thường được gắn bộ tản nhiệt để giảm nhiệt độ và phân tán bớt hồng ngoại do sức nóng của khí thải động cơ gây ra.

Không những thế, bộ phóng mồi bẫy nhiệt sẽ bắn ra những quả đạn pháo sáng cực nóng nhằm đánh lừa tên lửa mang đầu dò hồng ngoại.

Đối với tên lửa mang đầu dò radar thụ động thì có hệ thống chiến tranh điện tử, chúng “đánh lừa” bằng tín hiệu giả và gây nhiễu tín hiệu từ các trạm radio điều khiển hỏa lực dưới mặt đất, hoặc thả mồi bẫy gây nhiễu tín hiệu radio.

Cận cảnh hai thiết bị tản nhiệt để giảm nhiệt độ khí thải của động cơ và phân tán bớt hồng ngoại do sức nóng của khí thải gây ra của AH-64A (ô vuông xanh) và hệ thống gây nhiễu hồng ngoại “Disco Ball”(ô vuông đỏ)

Cận cảnh 2 thiết bị tản nhiệt để giảm nhiệt độ và phân tán bớt hồng ngoại do sức nóng của khí thải động cơ gây ra trên trực thăng AH-64A (ô vuông xanh) và hệ thống gây nhiễu hồng ngoại “Disco Ball” (ô vuông đỏ)

Với một chút may mắn và khả năng bay lượn tốt, một phi đội trực thăng tấn công có thể diệt sạch mục tiêu và quay trở về căn cứ an toàn.

Thông thường, một nhiệm vụ được thực hiện trong khoảng 90 phút và phi công chỉ bay 5 phi vụ mỗi ngày. Họ yêu cầu một sự tập trung cao độ để không xảy ra bất kỳ sai sót nào và điều quan trọng nhất: không được để bị bắn rơi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại