Báo Mỹ: Công nghệ của F-22 còn thua xa iPhone 6

Nhật Huy |

Theo Daily Beast, tuy là tiêm kích tối tân nhất thế giới nhưng F-22 lại mang trong mình những thiết bị điện tử lỗi thời và có hiệu năng kém hơn cả điện thoại di động hiện nay.

Tờ The Daily Beast (Mỹ) đăng bài viết cho hay:

Chiến đấu cơ tàng hình F-22 vừa tham chiến lần đầu tiên tại Syria. Tuy là chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới nhưng F-22 lại mang trong mình những thiết bị điện tử lỗi thời và có hiệu năng kém hơn cả những điện thoại di động hiện nay.

Được xem là đỉnh cao công nghệ vào thời điểm những năm 90 nhưng một số bộ vi xử lý trang bị bên trong F-22 chỉ hoạt động với xung nhịp 25 Mhz, chậm hơn 56 lần so với bộ xử lý đa lõi của iPhone 6.

Không quân Mỹ đang nâng cấp cho F-22 bằng việc thay thế các chip xử lý tốc độ cao hơn, các kênh truyền dữ liệu bằng sợi cáp quang, nhưng công nghệ vẫn lạc hậu hơn nhiều so với các thiết bị điện tử tiêu dùng hiện nay. Theo chuyên gia Richard Aboulafia tại trung tâm phân tích Teal Group, một phần là do việc tiên đoán hướng phát triển công nghệ quân sự trong tương lai khó khăn hơn nhiều so với dự đoán công nghệ cho sản phẩm tiêu dùng.

Theo Daily Beast, F-22 lmang trong mình những thiết bị điện tử lỗi thời và có hiệu năng kém hơn cả những điện thoại di động hiện nay

Theo Daily Beast, F-22 lmang trong mình những thiết bị điện tử lỗi thời và có hiệu năng kém hơn cả những điện thoại di động hiện nay

Sau khi tiêu tốn hàng chục tỷ USD trong thời gian phát triển hơn 20 năm, F-22 cuối cùng cũng đóng vai trò nhất định đối với chiến lược an ninh và địa chính trị của Mỹ. Không chỉ đang tham chiến tại Syria hiện nay, F-22, với khả năng tàng hình, trần bay cao, và tốc độ hành trình siêu âm, còn rất quan trọng trong bối cảnh Mỹ và Nga đang đối đầu hiện nay. Nhiệm vụ của nó là giành ưu thế trên không, ngăn chặn máy bay đối phương hoạt động.

Những bộ xử lý lạc hậu của F-22 chỉ là một trong số những hậu quả gây ra bởi sự chậm chạp trong quá trình phát triển vũ khí mới của Lầu Năm Góc và chúng có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD cho ngân sách. Quân đội Mỹ đôi lúc phải đặt những lô hàng đặc biệt cho các thiết bị đã không còn được sản xuất đại trà với giá cao và từ những nguồn không đáng tin cậy, đôi lúc là từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, trong đa số trường hợp, chỉ những tập đoàn quốc phòng đã chế tạo ra những vũ khí trên mới có thể nâng cấp hoặc sửa chữa chúng. Điều này càng đẩy chi phí lên cao.

Quân đội Mỹ đôi lúc phải đặt hàng các thiết bị đã không còn được sản xuất đại trà cho F-22 từ những nguồn không đáng tin cậy như Trung Quốc

Quân đội Mỹ đôi lúc phải đặt hàng các thiết bị đã không còn được sản xuất đại trà cho F-22 từ những nguồn không đáng tin cậy như Trung Quốc

Ngay cả chương trình F-35 Joint Strike Fighter cũng không phải là ngoại lệ. F-35 tất nhiên được trang bị những bộ vi xử lý mới và nhanh hơn nhiều so với F-22 nhưng chúng đã phải được nâng cấp cho dù F-35 vẫn chưa chính thức được đưa vào hoạt động. Tuy vậy, những công ty tham gia chương trình F-35 cũng kịp rút kinh nghiệm từ F-22. Cấu trúc điện toán của F-35 được thiết kế linh hoạt và dễ nâng cấp hơn nhiều so với F-22.

Tại sao những vũ khí được xem là tối tân lại sử dụng những nền tảng điện toán lạc hậu như vậy? Đó là do quy trình xác định các yêu cầu kỹ thuật của Lầu Năm Góc mất rất nhiều thời gian và đến khi quy trình trên hoàn tất thì công nghệ đã phát triển đến những mức độ cao hơn, đặc biệt là với công nghệ điện toán. Theo Định luật Moore, tốc độ các chip vi xử lý sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 18 tháng và các quy trình yêu cầu kỹ thuật của Lầu Năm Góc không thể theo kịp tốc độ phát triển chóng mặt trên.

Cool photos of the F-22 refueling at night on its way to Syria

F-35 tiếp dầu trên không trong chiến dịch không kích IS ở Syria

Một sĩ quan cấp cao của Không quân Mỹ cho biết: “Những yêu cầu kỹ thuật được đặt ra để tích hợp các thành phần của một hệ thống vũ khí phức tạp. Quy trình này tuy là một trở ngại nhưng rất cần thiết để đảm bảo cả dự án theo đúng tiến độ và ngân sách. Không may là Bộ quốc phòng thường làm quá mức cần thiết và do đó chúng tôi đang sửa sai, cũng như đặt ra quy trình mới hợp lý hơn”.

Ngược lại, những tập đoàn công nghệ ở thung lũng Silicon có cách tiếp cận hoàn toàn khác với Lầu Năm Góc. Những công ty như Apple hay Google sẽ thực hiện nghiên cứu thị trường, xác định loại sản phẩm nào mà thị trường có thể có nhu cầu, sau đó để các kỹ sư tự do phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu đó và không vượt quá ngân sách được cấp. Phương pháp này giúp cho ra đời những sản phẩm mới nhanh và hiệu quả nhưng khó có thể áp dụng cho công nghiệp quốc phòng.

“Các thiết bị quân sự thường tạo ra sự đột phá trong khoa học kỹ thuật, rất khác với việc ứng dụng những công nghệ sẵn có để tạo ra sản phẩm mới”, một chuyên gia phân tích nhận định.

Cả các tập đoàn quốc phòng lẫn giới quân sự đều đồng ý rằng Lầu Năm Góc không thể áp dụng cách của Thung lũng Silicon. Một sĩ quan của không quân Mỹ giải thích: “…những hệ thống như máy bay quân sự có độ phức tạp cao hơn nhiều so với những sản phẩm của Apple hay Google. Và tưởng tượng hậu quả sẽ như thế nào nếu chúng tôi mất 2 chiếc Raptor sau mỗi 135 chuyến bay?”.

Khi siêu tiêm kích F-22 bị bắn hạ hết lần này đến lần khác... Khi siêu tiêm kích F-22 bị "bắn hạ" hết lần này đến lần khác...

Chiến thắng của người Pháp đã cho thấy Rafale, dù ra đời 10 năm trước F-22, vẫn có thể khiến tiêm kích tàng hình tối tân nhất thế giới phải chịu thất bại.

Sau hơn 20 năm và 70 tỷ USD ngân sách phát triển, chiến đấu cơ F-22 thực sự là một cỗ máy có một không hai, ngay cả khi nó dùng những vi xử lý lỗi thời trên. Một quan chức quân đội Mỹ đánh giá: “F-22 được phát triển từ cách đây hơn 2 thập niên, nhưng cho đến nay vẫn chưa có quốc gia nào khác có thể chế tạo một hệ thống vũ khí phức tạp như vậy. Một chiếc iPhone có rất ít các thành phần so với F-22 và không cần phải hoạt động ở những điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ, gia tốc và độ tin cậy”.

F-22 trong xưởng chế tạo

F-22 trong xưởng chế tạo

Tuy vậy, Lầu Năm Góc vẫn có thể học hỏi từ thung lũng Silicon, như cắt giảm nạn quan liêu, các quy trình hành chính, giấy tờ, giảm thiểu số lượng các phòng ban và nhân lực liên quan. Đồng thời, một số chuyên gia đề xuất sử dụng các yêu cầu dựa trên hiệu năng, như: máy bay có thể tấn công loại mục tiêu X trong điều kiện Y, thay vì dựa trên các thông số, tiêu chuẩn kỹ thuật. Các chương trình phát triển vũ khí nên được thực hiện theo nhiều giai đoạn, và có kế hoạch nâng cấp dài hơi, thay vì tập trung hết vào một đại dự án riêng rẽ.

Lầu Năm Góc cũng cần áp dụng các nền tảng tiêu chuẩn mở, nhằm cho phép nhiều công ty có thể tham gia nâng cấp các hệ thống vũ khí, thay vì chỉ là độc quyền của công ty đã chế tạo ra nó. Như đối với các bộ vi xử lý, chúng có thể dễ dàng được thay thế bởi những vi xử lý mới do nhiều công ty khác nhau chế tạo. Và do đó tăng sự cạnh tranh, giảm giá thành, và khắc phục tình trạng lạc hậu công nghệ. “Tôi cho rằng đây là xu hướng của tương lai và sẽ ngày càng phổ biến. Một số đợt nâng cấp F-22 trong tương lai có thể do hãng khác thực hiện thay vì chỉ do Lockheed đảm trách”, một quan chức cấp cao của không quân Mỹ cho biết.

Đối đầu 10 máy bay TQ, F-22 sẽ biến thành vịt quay Bắc Kinh "Đối đầu 10 máy bay TQ, F-22 sẽ biến thành 'vịt quay Bắc Kinh'"

(Soha.vn)-Chuyên gia Gao Feng cho rằng một chiếc F-22 không đủ tên lửa để bắn hạ 10 máy bay TQ, việc có thể đánh bại tới 20 máy bay TQ như tạp chí Nhật Bản đề cập là quá viển vông.

Một số thậm chí đề nghị nên có các chuẩn kết nối chung giữa các thiết bị, tương tự như cổng USB đối với các thiết bị tin học. Nó cho phép đa dạng hóa những nhà cung cấp thiết bị, tránh trường hợp chỉ một công ty duy nhất độc quyền thực hiện các hợp đồng nâng cấp. Nhưng cho dù thế nào thì xác định và đáp ứng các nhu cầu quân sự vẫn luôn nhiều thách thức hơn so với nhu cầu của thị trường dân sự.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại