Tin liên quan: Báo Nhật: Một tiêm kích F-22 có thể "khuất phục" 20 máy bay TQ
Tờ VPK của Nga mới đây đăng tải bài viết của chuyên gia quân sự Trung Quốc Gao Feng, trong đó phản bác lại luận điểm của tạp chí Nhật Bản SAPIO khi cho rằng một tiêm kích F-22 của Mỹ có thể "khuất phục" 20 máy bay Trung Quốc.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Tạp chí SAPIO của Nhật Bản số ra tháng 7/2014 (số ra sớm) từng đặt tình huống giả định: Nếu Trung Quốc tấn công chiếm đảo Senkaku, Nhật Bản sẽ làm gì để phản công? Theo SAPIO, kết quả đợt tác chiến mô phỏng “tái chiếm đảo Senkaku” do Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) và quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản phối hợp tổ chức cho thấy, nếu hệ thống an ninh Mỹ - Nhật hoạt động bình thường, “liên quân Mỹ - Nhật sẽ có được thắng lợi tuyệt đối trong tác chiến tái chiếm đảo Senkaku”.
Bài viết của tạp chí này cũng mạnh miệng khẳng định rằng nếu Trung Quốc điều hàng loạt máy bay đến gần đảo Senkasu đến một khoảng cách nào đó, thì từ căn cứ của Mỹ ở Kadena (Nhật Bản), các máy bay tiêm kích F-22 cũng sẽ xuất kích. Một máy bay F-22 tương đương với 10 máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Trung Quốc. Thậm chí ngay cả khi Trung Quốc sử dụng đến 20 máy bay chiến đấu, F-22 vẫn có khả năng đánh bại chúng, sau đó quay về căn cứ an toàn.
Tạp chí SAPIO (Nhật Bản) cho rằng ngay cả khi Trung Quốc sử dụng đến 20 máy bay chiến đấu thì F-22 cũng có khả năng đánh bại, sau đó quay về căn cứ an toàn
Các chuyên gia Mỹ cách đây không lâu đã đưa ra một danh sách 5 loại vũ khí mà Trung Quốc phải run sợ nếu muốn gây hấn với Nhật Bản, trong đó đề cập đến vai trò quan trọng của quân đội Mỹ tại đất nước Mặt trời mọc. Có cảm tưởng các chuyên gia này muốn cảnh báo Trung Quốc, rằng lính Mỹ sẽ đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến giả định sẽ xảy ra. Và khi tạp chí SAPIO mô tả khả năng vượt trội của F-22 so với máy bay chiến đấu Trung Quốc thì đó cũng là nhắc lại "sự phóng đại" của Mỹ.
Các phương tiện truyền thông của Nhật Bản cũng khẳng định rằng, nếu phía họ có máy bay tiêm kích F-22 vượt trội thì tàu sân bay Trung Quốc "Liêu Ninh" không hẳn là một mối đe dọa. Nếu F-22 vượt trội so với máy bay Trung Quốc thì một chiếc máy bay tiêm kích Mỹ có thể dễ dàng "quét sạch" các máy bay trên tàu sân bay "Liêu Ninh" bởi tàu sân bay này chỉ có thể chịu đựng được các máy bay tiêm kích thế hệ thứ ba với tải trọng cho phép.
Vậy người Nhật có cơ sở gì để quá đề cao F-22 như vậy hay không? Câu trả lời là không.
Thứ nhất, bản thân người Mỹ cũng không tự tin đến vậy về chiếc máy bay tàng hình F-22 của mình. Ngay khi người Mỹ có F-117, thì Trung Quốc đã sở hữu được công nghệ và thiết bị phát hiện máy bay tàng hình. Các radar Trung Quốc có thể phát hiện dấu tích của F-22 để rồi điều máy bay đánh chặn. Thêm nữa, cuộc chiến nếu xảy ra thì cũng xảy ra gần bờ Trung Quốc, và hệ thống radar ven biển của nước này sẽ loại bỏ hoàn toàn khả năng tàng hình của F-22.
So với tên lửa tầm trung SD-10 của Trung Quốc, tên lửa AIM-120 được F-22 trang bị có lợi thế hơn, cả về tầm bắn lẫn độ chính xác và chống nhiễu. Tuy nhiên, trong cuộc chiến thật sự, ưu thế được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nữa. Người Mỹ vẫn chưa tin tưởng thật sự rằng máy bay tiêm kích của họ sẽ vượt trội hơn hẳn máy bay Trung Quốc nếu một đối một, chứ chưa nói gì đến chuyện người Nhật đang nói về một đối mười hiện nay.
Lợi thế vượt trội và mang tính quyết định của F-22 là khả năng tàng hình, có thể phát hiện đối phương và tấn công từ khoảng cách bên ngoài tầm nhìn. Tuy nhiên, trong trường hợp đối đầu trực diện, nếu so sánh sự cơ động của F-22 với máy bay thế hệ ba của Trung Quốc thì cơ hội chiến thắng của F-22 còn khá khiêm tốn.
Washington gần đây đã cho F-22 tham gia cuộc tập trận không quân chung Mỹ-Malaysia. Tại đây máy bay tiêm kích Mỹ đã tập trận cùng với Su-30 của Không quân Hoàng gia Malaysia. Bản chất của cuộc tập trận này là xây dựng chiến thuật của F-22 khi tham chiến với máy bay tiêm kích Trung Quốc và Nga thế hệ thứ ba. Nhìn nhận từ quan điểm này, có thể nói rằng, người Mỹ còn khá thận trọng khi đề cập tới sự ưu việt của F-22.
Điều sai lầm lớn nhất của tạp chí SAPIO khi "khoe khoang" như vậy là họ không hiểu rằng nếu Trung Quốc điều 10 chiến đấu cơ, khi không nghi ngờ gì về sự có mặt của máy bay tiêm kích tàng hình F-22 nằm ngoài tầm ngắm, thì một chiếc F-22 không đủ tên lửa để bắn hạ tất cả máy bay Trung Quốc.
Một tiêm kích F-22 chỉ có thể trang bị được 6 tên lửa tầm trung AIM-120 AMRAAM được thiết kế để tấn công các mục tiêu ngoài tầm nhìn. Nếu dùng chiến thuật bí mật tấn công bất ngờ, nó cũng chỉ bắn được thêm 2 tên lửa AIM-9 Sidewinder để hạ thêm 2 máy bay. Vậy thì vẫn còn 2 chiếc máy bay Trung Quốc nữa, trong khi phi công F-22 chỉ còn mỗi khẩu pháo M61A2. Trong tình huống này, phi công tiêm kích F-22 chỉ còn có thể bất lực chứng kiến 2 chiếc chiến đấu cơ Trung Quốc biến máy bay của mình thành món "vịt quay Bắc Kinh" như thế nào.
Xem tiêm kích F-22 thao diễn tuyệt đẹp
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA